Quy trình làm bún tươi từ gạo chuẩn nhất

11:41 21.01.2024
Kinh nghiệm kinh doanh gạo

Để có những sợi bún ngon là cả một quá trình làm bún gạo tươi lâu dài từ khâu chuẩn bị nguồn nguyên liệu, lựa chọn máy móc đến chế biến. Hôm nay, Chợ Gạo Miền Tây sẽ giới thiệu bạn cách làm bún gạo chi tiết trong bài viết này nhé!

Quá trình làm bún gạo tươi như thế nào? Cách làm chi tiết
Quá trình làm bún gạo tươi như thế nào? Cách làm chi tiết

1. Quy trình làm bún gạo tươi

Cách làm bún tươi từ gạo bao gồm các bước cơ bản. Cụ thể:

Sơ đồ chi tiết quá trình làm bún gạo tươi
Sơ đồ chi tiết quá trình làm bún gạo tươi

Bước 1: Chuẩn bị gạo làm bún:

  • Một số loại gạo thường dùng: Hàm Châu, gạo Kate, Trâu Nằm, C10, 504, 524, Long Định…. có thể phối trộn các loại gạo theo tỷ lệ khác để tạo ra sản phẩm tốt nhất.
  • Nguyên liệu dùng để sản xuất bún là gạo tẻ cũ để từ 3 – 6 tháng (Loại gạo này sẽ tốt hơn so với dùng gạo mới).
  • Gạo còn phải đáp ứng được các điều kiện nở tốt, xốp, khô và không dính mới. Điều này giúp làm ra được loại bún ngon nhất.
  • Cần lựa chọn gạo tẻ loại tốt đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo tẻ ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt, tỷ lệ tạp chất dưới 0,1%.
  • Trước khi đưa vào sản xuất, gạo cần phải được sàng sẩy để loại bớt một phần tạp chất nhẹ và cát sỏi, sau đó đem vo, đãi kỹ bằng nước sạch. Sau khi làm sạch, nguyên liệu (gạo) phải không còn lẫn tạp chất nhất là kim loại, đá sỏi, cao su…
  • Không lựa chọn loại gạo dẻo cơm. Các xưởng sản xuất thường chọn gạokhôvànở. Về cảm quan bên ngoài, gạo sử dụng làm bún phải có màu trắng, để khi ra thành phẩm, bún phải đạt được màu sắc theo yêu cầu.
Chọn loại gạo tẻ cũ để từ 3 - 6 tháng
Chọn loại gạo tẻ cũ để từ 3 – 6 tháng

Trước khi bắt đầu, bạn cần làm sạch gạo bằng cách sàng sẩy. Công đoạn này để loại bỏ cát, sỏi, tạp chất nếu có. Sau đó, đãi và vo gạo thật kỹ bằng nước sạch. Đảm bảo gạo không dính bụi hay bị mốc, mối mọt lẫn bên trong.

Bước 2: Vo gạo làm bún:

Gạo trước khi ngâm sẽ được vo bằng nước thường nhằm làm sạch tạp chất và các vi sinh vật bám trên bề mặt gạo.

Nếu gạo không được làm sạch các tạp chất kỹ, sau khi vo gạo vẫn chưa sạch lớp cám bên ngoài thì trong quá trình ngâm, gạo sẽ mau bị chua, biến màu do sự phát triển của vi sinh vật, dẫn đến bún sản xuất ra cũng bị chua và hôi. Sử dụng bằng cách thủ công hoặc máy vo gạo công nghiệp.

Bước 3. Ngâm gạo:

Sau quá trình vo gạo làm bún, gạo mới thì ngâm 12-18 tiếng, gạo cũ thì ngâm lâu hơn từ 18-24 tiếng. Sau giai đoạn này, gạo sẽ được làm mềm nhờ hút được một lượng nước nhất định để khi xay bột sẽ mịn và dẻo hơn. Cần phải dùng đủ lượng nước để ngâm ngập toàn bộ khối gạo.

Trong quá trình ngâm gạo làm bún, bạn có thể cho muối vào giai đoạn này để bảo quản, nồng độ muối 5 -10% , lượng nước cao hơn gạo khoảng 1 gang tay ( xấp xỉ 15 – 20 cm)

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ngâm gạo làm bún tươi cần lưu ý:

  • Nước: dùng nước thủy cục để ngâm gạo, nước giếng phải qua xử lý để tránh bị xanh bún do nước giếng có hàm lượng kim loại nặng cao.
  • Thời gian ngâm: thời gian ngâm phải hợp lý bởi nếu nhanh quá thì gọa không đủ mềm cho quá trình nghiền còn nếu lâu gạo dễ bị chua ảnh hưởng chất lượng bún
  • Nhiệt độ: mùa hè ngâm qua đêm , mùa đông có thể lên 2 ngày hoặc hơn
Cần ngâm gạo với nước sạch trong 3 ngày
Cần ngâm gạo với nước sạch trong 3 ngày

Bước 4. Nghiền ướt (xay bún gạo tươi)

Quá trình nghiền làm bún gạo tươi có thể được làm bằng tay bằng cách cho một muỗng gạo đã ngâm và một muỗng nước sạch vào cối nghiền, nghiền đến khi gạo mịn và tạo thành dịch bột trắng. Gạo được nghiền cùng với lượng nước vừa đủ qua lưới lọc, tạo thành dạng bột mịn. Làm cho bột dễ tạo hình, nhanh chín và tăng độ dai cho sợi bún sau này.

Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và tăng năng suất. Quá trình này có thể dùng các loại máy nghiền gạo kiểu đứng hoặc nằm.

Có thể dùng cối thủ công hoặc máy công nghiệp để nghiền gạo
Có thể dùng cối thủ công hoặc máy công nghiệp để nghiền gạo

Bước 5. Loại bỏ nước:

Đây là giai đoạn quan trọng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon của bún. Và quá trình bảo quản sau này. Nếu hiệu quả, bún có thể để lâu hơn mà không bị hư hay biến chất.

Công đoạn này sẽ chuyển dung dịch bột loãng ở các bước trên thành dạng bột ẩm. Có khả năng nắn lại thành cục. Bạn có thể thực hiện trong bể, thúng tre. Hoặc trong hộc gỗ có lót thêm vải.

Công đoạn loại bỏ nước trong sản xuất bún tươi
Công đoạn loại bỏ nước trong sản xuất bún tươi

Để quá trình nhanh và dễ dàng hơn, có hai phương pháp thường được sử dụng. Gồm ép thủy lực hoặc sử dụng máy ép ly tâm. Việc dùng máy ép ly tâm giúp tiết kiệm thời gian ép. Và loại bỏ hiệu quả nước chua có trong khối bột.

Bước 6. Hồ hoá:

Khi xử lý nhiệt tinh bột trong nước đến nhiệt độ hồ hoá thì sẽ xảy ra hiện tượng hồ hoá tinh bột.

Công đoạn hồ hoá được tiến hành như sau: Cho một nửa khối bột đã được làm ráo vào trong nồi nước đang sôi. Trong quá trình nấu, cần khuấy đều và liên tục dịch bột đảm bảo cho khối bột được nấu kỹ.

Bột hồ hóa thành phẩm sẽ đặc, dẻo và trong hơn

Bước 7. Quá trình nhào trộn phối trộn gạo:

Dịch bột sau khi hồ hoá được làm nguội, sau đó được trộn với một nửa lượng bột còn lại. Quá trình phối trộn có thể được thực hiện bằng máy khuấy hoặc bằng tay. Giai đoạn này có thể sử dụng thêm một số chất phụ gia được BỘ Y TẾ cho phép như chất bảo quản, tẩy thái, navigel.

Bước này có thể trộn bằng máy khuấy hoặc làm thủ công bằng tay
Bước này có thể trộn bằng máy khuấy hoặc làm thủ công bằng tay

Lưu ý chỉ dùng những loại được cho phép, mua tại những cơ sở uy tín. Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Các loại phụ gia được BỘ Y TẾ cho phép sử dụng như:

  • Sản phẩm STD_M1, S1000A MÌ, POLYPHOS_S: Tạo độ kết dính (giòn dai) cho sản phẩm.Cải thiện cấu trúc, giúp cho sản phẩm không bị vỡ nứt.
  • Sản phẩm STD_M1 BD ngoài tạo độ kết dính dai cho sản phẩm, còn tạo độ bóng cho bề mặt bún.
  • Sản phẩm Star fesh 9 giúp tăng trắng, cho sợi bún, mì, phở, hủ tiếu,…kéo dài thời gian bảo quản, giữ màu sắc sản phẩm ổn định.
  • Sản phẩm Super anti B giúp ức chế sự phát triển của nấm mốc và các vi sinh vật gây hư hỏng sản phẩm (nhớt, thối, rạn chân chim…) khả năng chống oxi hóa cao giúp sản phẩm được bảo quản lâu hơn.
  • Sản phẩm HPM giúp tăng cường độ tơi xốp cho bún, tăng giá trị cảm quan cho bún: bề mặt khô, bóng hạn chế tình trạng dính c ủa sợi bún thành phẩm.

Bước 8. Tạo hình:

Bước này sẽ sử dụng máy ép mì bún hay còn gọi là máy đùn để tạo hình thành sợi bún. Máy có khuôn bún, thường là dạng hình trụ tròn hoặc chữ nhật. Phần mặt đáy là tấm lưới có nhiều lỗ nhỏ với đường kính phổ biến là khoảng 3 mm. Sau khi cho khối bột đã phối trộn, máy sẽ dùng lực ép khối bột trong ống xuống. Đi qua lỗ lưới tạo thành các sợi bún.

Sử dụng máy đùn để tạo hình thành sợi bún
Sử dụng máy đùn để tạo hình thành sợi bún

Bước 9: Nấu chín gạo làm bún

Khuôn thường được đặt bên trên nồi nước đang sôi để sợi bột sau khi qua lỗ lưới được nhúng ngay vào nồi nước đang sôi bên dưới. Khuấy tròn nước trong nồi theo một chiều trong lúc nấu để tránh hiện tượng các sợi bún rối và dính vào nhau. Trong nước sôi, sợi bún tách rời nhau, ổn định cấu trúc sợi và làm chín tinh bột.

Nấu bún gạo trong khoảng 1 phút
Nấu bún gạo trong khoảng 1 phút

Bước 10. Làm nguội bún:

Sợi bún sau khi nấu phải được vớt ra và làm nguội ngay bằng nước nguội sạch. Làm nguội nhằm làm các sợi tinh bột sắp xếp lại và ổn định tính chất tạo sợi của chúng, điều này giúp cho sợi bún được dai hơn. Quá trình làm nguội phải nhanh nhằm ngăn chặn hiện tượng hồ hoá tiếp tục của sợi bún, gây ra hiện tượng thoái hoá mặt ngoài sợi tinh bột tránh làm sợi bún bị mềm và dễ gãy. Sau khi làm nguội và làm ráo, ta thu được bún thành phẩm. Thông thường 1kg gạo làm ra được 3kg bún.

Quá trình làm nguội giúp sợi bún dai hơn mà không bị nát
Quá trình làm nguội giúp sợi bún dai hơn mà không bị nát

Trên đây là toàn bộ quá trình làm bún gạo tươi chuẩn nhất. Cùng với đó là những thông tin về gạo làm bún cũng như các tiêu chí chọn gạo. Trường hợp bạn đang cần tìm đơn vị cung cấp gạo làm bún chất lượng. Hãy liên hệ với Chợ Gạo Miền Tây để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng nhanh chóng.

2. Mua gạo để làm bún tươi ở đâu uy tín?

Gạo để làm bún cần chọn loại có độ sạch và tươi ngon. Chợ Gạo Miền Tây là đơn vị cung cấp gạo mà bạn có thể yên tâm về chất lượng.

Chợ Gạo Miền Tây sở hữu hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành gạo. Thế nên, sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Gạo được lựa chọn kỹ càng, trải qua giai đoạn sàng lọc mới đưa vào đóng gói.

Ngoài ra, Chợ Gạo Miền Tây có đa dạng loại gạo. Đặc biệt là gạo làm nguyên liệu để sản xuất bún. Tùy vào nhu cầu mua sỉ hoặc lẻ mà giá thành sẽ có sự chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, khi mua gạo ở Chợ Gạo Miền Tây, bạn sẽ nhận được giá thành tốt và cạnh tranh nhất trên thị trường.

Chợ Gạo Miền Tây cung cấp gạo làm bún tươi chất lượng
Chợ Gạo Miền Tây cung cấp gạo làm bún tươi chất lượng

CHỢ GẠO MIỀN TÂY

  • Nhà máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, Xã Yên Luông, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
  • Trụ sở giao dịch: Lầu 10, Tòa nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
  • Hotline: 028.665.999.27 – 0907.282.012
  • Email: info@gaovinhhien.vngaovinhhien@gmail.com

Tư vấn dịch vụ và mở đại lý

Chúng tôi đang đẩy mạnh cung cấp gạo sỉ và tìm đại lý có nhu cầu kinh doanh gạo. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sỉ gạo để phục vụ các suất ăn lớn, buôn bán sỉ,... Chợ Gạo Miền Tây là đối tác đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn.

  • Giá tại nhà máy
  • Hỗ trợ tập kết, khuân vác hàng hoá
  • Gọi ngay
    Hotline: 028.66599927
  • Gửi qua
    Email: info@gaovinhhien.vn
  • Đến trực tiếp
    Địa chỉ: Lầu 10, Toà nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7