Ở bài viết trước, các bạn đã cùng Vinh Hiển tìm hiểu về các sản phẩm được chế từ gạo như. Bún, Phở, Bánh canh, Miến,… Thế nhưng, sự sáng tạo của người Việt ta đâu chỉ dừng lại ở các món ăn chính đó. Để Chợ Gạo Miền Tây (thuộc thương hiệu Gạo Vinh Hiển) bật mí bí mật cho các bạn các món ăn đặc sản cũng được chế biến từ bột gạo.
Gạo là loại nông sản thiết yếu của Việt Nam (Nguồn: Internet)
Điểm mặt một vài đặc sản từ bột gạo nhé
Bánh cuốn, đặc sản Thanh Trì
Bánh cuốn có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc Việt Nam và là món ăn yêu thích trên nhiều tỉnh thành. Nhắc đến bánh cuốn là nhắc đến lớp bánh mỏng, trơn hơi dai. Cuộn bên trong là nhân thịt heo, tôm, thịt gà, … tuỳ theo cách chế biến ngẫu hứng của người bán. Ăn kèm với chả, vài loại rau sống và nước mắm.
Bánh cuốn – đặc sản chế biến từ gạo (Nguồn: Internet)
Hiện nay, người ta còn có vô vàn cách sáng tạo với món ăn này. Bánh cuốn trứng, trứng được đánh đều, trộn với hỗn hợp tráng bánh. Bánh cuốn khoai môn, bánh cuốn gạo lứt,…
Bánh đa
Món ăn tiếp theo trong danh sách của Chợ Gạo Miền Tây cũng là một món đến từ phía Bắc. Những chiếc bánh đa giòn rụm, phủ đầy vừng lạc là thức quà vặt không thể thiếu của bao thế hệ người Việt. Người dân nơi đây làm bánh đa quanh năm và nức tiếng gần xa bởi bánh giòn, thơm, ngon.
Bột làm bánh là loại gạo ngon của Bắc Ninh, hạt gạo đều, mẩy mới đủ tiêu chuẩn. Các nguyên liệu khác như vừng, lạc cũng đều phải có độ mẩy, hạt căng, không mốc. Sau khi tráng bánh, người dân phơi bánh ở những nơi thoáng mát, cách xa mặt đất tránh bụi bẩn.
Bánh đúc nóng
Trong căn bếp của người dân Hà Thành vào mùa đông, người ta dễ dàng ngửi được mùi thơm nhè nhẹ từ nồi hấp bánh đúc. Không phải là món ăn xa xỉ, không phải là món ăn được chế biến cầu kỳ. Những giữa cái thời tiết lạnh đôi khi là hơi rét, cầm một bát bánh đúc, một chiếc chăn và một cái ghế sofa thì còn gì tuyệt vời bằng.
Bánh đúc nóng ấm lòng mùa lạnh (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, khu vực Tây Nam Bộ cũng có một món bánh đúc cho riêng mình được gọi là bánh đúc mặn. Chế biến cầu kỳ hơn một chút nhưng cũng không kém phần ngon nứt tiếng. Bánh được ăn với nước thị, tôm tươi giã nhuyễn, kèm với nước cốt dừa và nước mắm chua ngọt.
Bánh xèo miền Trung
Không được tráng mỏng và thật to như bánh xèo miền Nam. Bánh xèo nơi “đất hẹp” Việt Nam thường có kích cỡ nhỏ hơn, ít giòn và không có bột nghệ. Nhờ vào nền du lịch khu vực miền Trung đang trong giai đoạn phát triển. nên chiếc bánh xèo nhỏ này vốn đã nổi tiếng, và ngày càng thu hút hơn sự quan tâm trong lĩnh vực ẩm thực.
Bánh xèo miền Trung được chế biến chủ yếu từ bột gạo (Nguồn: Internet)
Chè trôi nước
Bột gạo được dùng để làm vỏ bánh (Nguồn: Internet)
Đi từ Bắc vào Nam, thưởng thức bao nhiêu đặc sản rồi, bây giờ chúng ta đến với món tráng miệng nào! Chắc hẳn đã không còn ai xa lạ với món ăn này vào các dịp lễ tết, các ngày rằm hàng tháng,… . Món ăn mang ý nghĩa “tròn đầy” vì hình dạng tròn, trơn, trắng, được dồn căng nhân đậu xanh, đậu phộng hoặc mè đen. Ngày gia đình đoàn viên, mỗi người ăn một viên chè to, kèm nước đường có ít gừng sợi ấm bụng và chan đều nước cốt dừa.
Trên đây là một vài trong rất nhiều món ăn đặc sản Việt Nam được làm từ bột gạo. Chợ Gạo Miền Tây mong rằng các bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức về hạt ngọc nước Việt nhé.
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHỢ GẠO MIỀN TÂY, chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn
Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 094.471.2012
Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM
Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Email: info@gaovinhhien.vn