Trong xã hội hiện đại như ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp được hình thành. Kinh doanh dầy đủ tất cả các loại mặt hàng từ sản phẩm đến dịch vụ. Câu chuyện “Một miếng bánh được chia trăm lần” có lẽ đã không còn quá xa lạ đúng không nào? “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trong bài viết này, với kinh nghiệm kinh doanh gạo, Chợ Gạo Miền Tây sẽ sơ lược cho bạn cách tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh. Cũng như tìm ra được chiến lược cạnh tranh lành mạnh cho cửa hàng gạo của bạn.

Nội dung bài viết
Đối thủ cạnh tranh và phân tích đối thủ
Nói đơn giản, đối thủ cạnh tranh của bạn là những cá nhân/ tổ chức kinh doanh cùng mặt hàng hoặc mặt hàng có thể thay thế sản phẩm của bạn. Ví dụ: khi bạn có một đại lý gạo, sản phẩm của bạn là thực phẩm khô nói chung. Vậy đối thủ cạnh tranh của bạn là những công ty và đại lý gạo khác. Hoặc những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng khô khắc mà khách hàng có thể lựa chọn thay thế cho gạo như: bún khô, mì khô, phở đóng gói,…
Vì sao phân tích đối thủ cạnh tranh là điều bắt buộc?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự. Qua đó, có thể xác định những cơ hội và thách thức.
Hoặc là bạn có một ý tưởng kinh doanh cực kỳ táo bạo và chưa từng có người làm hoặc là bạn phải cạnh tranh trong kinh doanh. Một khi bạn có miếng bánh “ăn được”, thì mặc định người khác cũng có.
Rất không nên nếu bạn có ý tưởng nào đó cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ, bạn vào Facebook và post những bài gây hoang mang dư luận về một của hàng nào đó mà không có bằng chứng xác thực. Hay bạn lôi kéo khách hàng về phía mình bằng cách nói xấu những cửa hàng khác… Cái giá sẽ là rất đắt nếu bạn bị phát hiện là nói sai sự thật. Trong kinh doanh, tạo lòng tin ở khách hàng càng khó, khách hàng càng ở lâu với bạn. Một khi đã có khách hàng trung thành, bạn không còn sợ thương hiệu của bạn không nổi tiếng.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh
Để xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh, thường người ta thực hiện những bước sau:
Phân tích ngành – phạm vi và bản chất:
Bạn đang kinh doanh mặt hàng gì? Sản phẩm của bạn được người tiêu dùng sử dụng như thế nào? Ở quốc gia, đất nước, khu vực của bạn đây có phải là mặt hàng thiết yếu? …
Xác định đối thủ:
Trong thị trường kinh doanh này ai là đối thủ của bạn? Trong khu vực của bạn, ai đã kinh doanh sản phẩm này?…
Xác định khách hàng và những lợi ích họ mong muốn nhận được:
Trong bài viết “Cách quảng cáo cho doanh nghiệp”, Chợ Gạo Miền Tây đã hướng dẫn bạn một vài bước xác định đối tượng khách hàng. Bạn cần biết nhóm khách hàng bạn nhắm đến yêu thích điều gì. Họ thích sản phẩm chất lượng cao và không quan tâm giá hay họ thích được nhiều ưu đãi khi mua hàng.

Xác định những yếu tố thành công then chốt trong ngành:
Đâu là yếu tố để những người đi trước bạn thành công? Họ có sản phẩm tốt, họ bán giá rẻ hay họ có thái độ bán hàng tốt…
Đánh giá từng đối thủ dựa trên những yếu tố thành công:
Lúc này bạn phải xác định được đâu là đối thủ “đáng gờm” nhất. Từ đó đưa ra một cái nhìn tổng quát cho ngành hàng của bạn.
Làm sao để biết đâu là đối thủ cần phân tích?
Hỏi khách hàng
Ví dụ nếu bạn có ý định kinh doanh gạo lẻ. Bạn có thể tự biến mình thành một “chị” trong số những bà nội trợ thường xuyên mua gạo cho gia đình. “Chị/cô thường xuyên mua loại gạo gì cho nhà? Mua ở đâu? Sao lại hay mua của họ?…” Đó là cách những câu hỏi của bạn dễ dàng được được giải đáp.
Tìm hiểu trên các phương tiện tìm kiếm online
Đây là cách đơn giản, dễ làm, ít tốn phí nhất. Con người đã tạo ra Google, một công cụ tìm kiếm trả được hàng triệu kết quả, tại sao bạn không thử? “Đại lý gạo ở quận 7 tphcm” hay abc bất cứ một thông tin nào bạn muốn tìm, Google sẽ tìm giúp bạn.
Mạng xã hội
Mạng xã hội được xem như một cái chợ lớn nhất thế giới. Hàng nghìn thậm chí hàng triệu nhà bán hàng chốt sales tại đây. Bạn mất gì khi vào Facebook và theo dõi một cửa hàng gạo khác, xem họ đã và đang làm gì? Những hoạt động kinh doanh gạo nào nào của họ được khách hàng ủng hộ?
Trải nghiệm
Bạn nghĩ sao khi mình đến mua gạo của đối thủ? Chắc chắn là không có lý do nào là sai nếu bạn muốn tìm hiểu thật cặn kẽ về đối thủ cạnh tranh của mình rồi. Tất nhiên là bạn sẽ phải thật khôn khéo để đưa ra câu hỏi cho họ để không bị “lộ thân phận”.
Cạnh tranh với đối thủ – ranh giới mỏng manh với “chơi xấu”
Cần tìm hiểu gì về đối thủ cạnh tranh
Kênh bán hàng, loại mặt hàng, dịch vụ đi kèm, giá cả, nhóm khách hàng, chiến lược quảng cáo, … Là tất cả những điều cơ bản bạn cần biết về đối thủ của mình. Sau đó, bạn tự phân tích lại điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình.
Quay về với ví dụ kinh doanh gạo. Bạn cho rằng khách hàng sẽ lựa chọn một doanh nghiệp/ thương hiệu/ đại lý nào đó dựa trên những yếu tố gì? Điều bạn cần làm lúc này là lấy giấy viết ra và liệt kê tất cả những gì bạn có thể làm cho khách hàng và tất cả những đối thủ mà bạn tìm được.
Chẳng hạn, khách hàng mua gạo cần nguồn gạo chất lượng, cần giá cả phải chăng. Đối tượng khách hàng của bạn thích lướt mạng xã hội, họ thích được giao tận nhà hay họ thích được đổi quà, … . Đồng thời, ghi chép lại tất cả những cửa hàng gạo khác trong khu vực mà bạn cho là mạnh. Thu thập tất cả những gì họ đã làm được gì và chưa làm được gì cho khách hàng. Từ đó, bạn tìm ra “khoảng trống nhiều nhất” mà bạn có thể chen vào và đứng vững ở đó.
Ví dụ, ở bán kính 5km xung quanh đại lý gạo của bạn, chưa có cửa hàng nào có được chương trình tích điểm đổi quà. Sau khi tính toán giá thành, chi phí, bạn cảm thấy khách hàng mua 20kg gạo, bạn tặng 1kg đường cho họ thì lợi nhuận vẫn rất tốt. Vậy còn chần chừ gì mà bạn không là cửa hàng đầu tiên thực hiện điều đó?! Đó là được gọi là “cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh”.
Kết luận
Đối thủ ko phải là kẻ thủ. Đối thủ là người bạn “thúc đẩy” ta cố gắng và chạy nhanh hơn. Bạn có cảm thấy chính đối thủ giúp ta chỉ ra các điểm yếu, điểm tốt để hoàn thiện? Vì vậy, hãy lựa chọn những phương pháp cạnh tranh lành mạnh. Nếu đối thủ có những động thái xấu trong kinh doanh, bạn có thể đáp trả họ bằng những thái độ văn minh hơn.
Bài viết thuộc bản quyền Chợ Gạo Miền Tây – thương hiệu gạo Vinh Hiển.
Số điện thoại: 028.66599927 – 0907.282.012 – 094.471.2012
Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM.
Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Email: info@gaovinhhien.vn