Mở đại lý gạo cần những gì? Cách mở đại lý gạo như thế nào? Cách thức mở đại lý gạo như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mở đại lý gạo cho đại lý.
Xem thêm: Bảng giá gạo hôm nay
Nội dung bài viết
1. Mở đại lý gạo cần những gì? Hướng dẫn mở đại lý gạo đúng cách
Mở mở đại lý gạo cần những gì? Thông thường, khi mở đại lý gạo bạn cần tìm hiểu thông tin, thị trường và các khoản phí cần chi trả như: tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, mua sắm trang thiết bị (thau, kệ, cân, bao bì), thuê nhân viên, thiết kế bảng hiệu, quảng cáo,…
Hướng dẫn cách mở đại lý gạo từng bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin
Trong các bước mở đại lý gạo cấp 1, bước đầu tiên nên tìm hiểu rõ thị trường. Bạn cần biết về xu hướng thị trường trong ngành gạo:
- Khách hàng hiện nay cần mua gì?
- Mong muốn được mua gạo như thế nào?
- Và trong khu vực bạn đang sống, họ đồng ý trả với giá bao nhiêu?
- Đã có bao nhiêu người làm đại lý kinh doanh gạo gần bạn?
- Trên thị trường hiện nay có những loại gạo nào? …
- Nơi bạn muốn mở đại lý gạo cấp 1 gạo hiện tại như thế nào.
- nơi mình muốn làm đại lý kinh doanh gạo có những thuận lợi và khó khăn như thế nào?
- Nên lựa chọn mô hình, các loại gạo sao cho phù hợp với dân cư nơi bạn muốn kinh doanh?
Một số thuận lợi, ví dụ như:
- Nằm gần khu dân cư đông đúc như gần chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính, khu công nghiệp….
- Giao thông thuận lợi: nằm gần các con đường chính, mặt tiền đường lớn….
Kinh nghiệm mở đại lý gạo hiệu quả là bạn cần nắm rõ và xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng của mình dựa vào những phân tích mà Chợ Gạo Miền Tây đã liệt kê phía trên. Từ những thuận lợi đó, bạn có thể phác thảo cũng như hình dung được đối tượng khách hàng mình là ai, từ đó khoanh vùng được sở thích cũng như thói quen sử dụng loại gạo nào.
Theo kinh nghiệm mở đại lý gạo thì nhóm đối tượng khách hàng thường được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
- Cá nhân, hộ gia đình: Khi biết được sở thích và nhu cầu của đối tượng này, mối quan tâm tiếp theo của bạn là lựa chọn nguồn gạo phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.
- Quán ăn, căn tin, bếp ăn công nghiệp: Về cơ bản, những chủ cơ sở này thường đạt tiêu chí ưu tiên dùng các loại gạo khô, giá rẻ. Số lượng gạo tiêu thụ hàng tháng của các cơ sở này lớn, tùy thuộc vào quy mô của cơ sở, chính vì thế nếu bạn cung cấp được cho những đơn vị này, đầu ra hàng tháng của bạn sẽ khá ổn định.
- Các cơ sở làm bún, hủ tíu, mì, nui …
Bước 2: Chuẩn bị vốn kinh doanh đại lý gạo
Khi mở đại lý gạo, bạn cần tính toán được các khoảng phí cần chi trả như: tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, mua sắm trang thiết bị (thau, kệ, cân, bao bì), thuê nhân viên, thiết kế bảng hiệu, quảng cáo,… Nếu có nguồn vốn dư giả, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.
Những chương trình giảm giá, khuyến mãi, hay hỗ trợ phí vận chuyển,… đều cần có một khoảng dự trù nhỏ.
Một số kinh nghiệm mở đại lý gạo:
- Chủng loại gạo: Cửa hàng gạo cần nhập đầy đủ các loại gạo phổ thông trong lần đầu. Đây là một điều quan trọng, vì nhu cầu của mỗi khách hàng là khác nhau, chính vì thế bạn cần nhập đầy đủ để tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Sau khi mở đại lý gạo dần ổn định, bạn có thể giảm bớt, lựa chọn những loại gạo có doanh thu cao để làm sản phẩm chủ lực. Đối với người chưa có kinh nghiệm trong ngành gạo, bạn sẽ gặp rắc rối. Nhiều người thắc mắc: sao chỗ này bán giá cao, chỗ này giá rẻ, thì CGMT xin trả lời: rất nhiều cửa hàng trộn các loại gạo với nhau để giảm giá thành, do đó bạn cần lựa chọn nơi có nguồn gạo chất lượng và đảm bảo nhất.
- Quảng cáo: Khi bạn mới mở cửa hàng gạo, không dễ để khách hàng tìm đến bạn, chính vì vậy hãy dành ra một khoản chi phí để làm tiếp thị, quảng cáo và khuyến mãi. Một số cách để quảng cáo như: phát tờ rơi, khuyến mãi giảm giá – tặng quà đi kèm, truyền miệng….
- Đầu tư gian hàng: Bảng hiệu, thùng đựng gạo, kệ đựng gạo, bảng giá ….
- Chi phí mặt bằng: Mặt bằng có sẵn hoặc đi thuê. Với mặt bằng thuê, bạn cần cân nhắc dự trù kinh phí sao cho các chi phí mà CGMT đã nêu được cân bằng và phù hợp.
Bước 3: Đa dạng hóa sản phẩm có chọn lọc
Sự đa dạng của các loại gạo và sản phẩm từ gạo có thể sẽ khiến bạn bối rối không biết nên lựa chọn loại gạo nào cho phù hợp.
Bạn có thể nhập nhiều loại gạo với số lượng tối thiểu để tìm hiểu thị hiếu khách hàng. Sau đó hãy chọn lọc những loại gạo bán chạy và tiếp tục nhập số lượng lớn hơn. Tùy theo tệp khách hàng bạn đang hướng đến, giá cả, nhu cầu,… để cân đo đong đếm và lựa chọn loại gạo phù hợp.
Có khá nhiều lựa chọn nguồn cung cấp khi mở đại lý gạo. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong kinh doanh đại lý gạo là tìm nguồn cung cấp gạo đáng tin cậy với giá rẻ và chất lượng.
Tốt nhất, bạn nên nhập trực tiếp từ các công ty/nhà máy gạo không qua trung gian, để đảm bảo về chất lượng gạo cũng như các thủ tục giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 4: Tìm và chọn nhà cung cấp gạo cho đại lý kinh doanh gạo
Thực ra, không ai muốn khi những vị khách hàng đầu tiên mua về, hôm sau đến than vãn với bạn rằng: gạo này sao khô thế, sao dẻo quá vậy… có quá nhiều lý do để khách hàng phàn nàn bạn. Chính vì vậy, nguồn gạo bạn lựa chọn phả an toàn – chất lượng – giá cả hợp lý.
Nếu bạn là người mở đại lý gạo lần đầu với cửa hàng ít, số lượng nhỏ, bạn có thể nhập gạo từ đại lý cấp 1. Tuy nhiên, với số lượng và quy mô lớn hơn, nhập gạo từ nhà máy sẽ giúp bạn giảm được giá đầu vào. Và bạn cũng có thể an tâm hơn về sự ổn định.
Bước 5: Tìm đại lý hướng dẫn mở đại lý gạo kinh doanh
- Dùng thử mẫu sản phẩm: Bạn có thể yêu cầu mẫu sản phẩm để kiểm tra chất lượng và độ tươi ngon của gạo. Nếu có thể, bạn nên tìm hiểu thêm về nguồn gốc và quy trình sản xuất của gạo để đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và chế biến đúng cách.
- So sánh giá cả: Tiếp theo, bạn hãy so sánh giá cả, chi phí vận chuyển, chính sách ưu đãi,… của các nhà cung cấp gạo khác nhau để tìm ra giá cả hợp lý nhất. Bạn nên chú ý đến giá bán lẻ, giá bán sỉ và giá đại lý để đưa ra quyết định mua hàng hợp lý nhất.
- Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: Cuối cùng, bạn nên lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bạn về chất lượng, giá cả và dịch vụ khách hàng.
Đến với Vinh Hiển, bạn không những được cung cấp những sản phẩm gạo chất lượng. Chúng tôi có dịch vụ tư vấn bạn mở đại lý miễn phí. Liên hệ 028.66599927 – 094.471.2012 – 090.728.2012 để được hỗ trợ tư vấn mở đại lý.
Bước 6: Sắp xếp – bày trí cửa hàng
Để thu hút khách hàng dừng chân mua gạo tại đại lý cũng như mang lại những trải nghiệm mua hàng tốt nhất, bạn nên chăm chút trang trí cửa hàng:
- Tạo không gian thoáng mát, rộng rãi, chọn tông sơn tường sáng, bắt mắt và trần nhà cao
- Bảng hiệu và giá cả sản phẩm cần được thiết kế thu hút để khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sắm
- Nên có những kệ trưng bày riêng về một số loại gạo thương hiệu uy tín, được nhiều người dùng ở vị trí dễ nhìn thấy
- Gạo nên được đổ ra các thùng đựng sạch sẽ, từng loại gạo được đặt bảng tên và giá bán
- Nơi làm kho gạo không nên để quá xa và được chất trên ballet tránh bị ẩm mốc và dễ vận chuyển
Những dụng cụ bạn cần chuẩn bị trước khi mở đại lý gạo bao gồm:
- Kệ
- Cân
- Túi đựng gạo
- Thùng đựng gạo và súc gạo
- Bảng hiệu, băng rôn
- Tờ rơi, phiếu tích điểm, phiếu giảm giá…
- Bảng giá, bảng tên các loại gạo
Bước 7: Lên kế hoạch quảng cáo
*Tìm hiểu thị trường thực tế xung quanh bạn
Trước khi bắt tay vào hoạt động kinh doanh mở đại lý gạo, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau:
- Đặc điểm thị trường xung quanh nơi mình bán như thế nào?
- Mật độ dân cư qua lại? Gần hay xa khu vực chợ?
- Giao thông có thuận tiện cho việc mua bán gạo không?
- Loại gạo chủ yếu nào khách hàng thường xuyên sử dụng?
- Yếu tố then chốt quyết định khách mua hàng là gì? Ví dụ: Giá, mẫu mã bao bì, chất lượng gạo hay thái độ phục vụ?
- Số lượng gạo mỗi lần mua thường là bao nhiêu, sử dụng trong bao lâu?
Để tìm hiểu được những thông tin đó. Bạn nên đến từng thị trường để khảo sát thực tế. Có thể khảo sát các hộ gia đình, quán ăn bán kính gần khu vực bạn sẽ kinh doanh đại lý gạo khoảng 1km đến 3km. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, hãy thu thập và tổng hợp những thông tin cần thiết để đưa ra phương án hiệu quả nhất.
*Áp dụng các phương thức marketing tiếp thị hiệu quả:
A. Marketing truyền thống:
- Chương trình khuyến mãi, tri ân
- Đại lý nên xây dựng những chương trình khuyến mãi cho những khách hàng mới để thu hút và tăng khả năng tiếp cận, mua hàng nhiều hơn trong thời gian đầu. Thời điểm thuận lợi sẽ là thời gian vàng trong 2 tuần đầu khai trương. Gợi ý: Mua 20kg tặng tô sứ hoặc vật dụng trong bếp, hoặc mua 20kg gạo thượng hạng, tặng 2kg gạo lứt dùng thử.
- Tạo thêm ấn phẩm truyền thông nổi bật tại cửa hàng (bảng hiệu nổi bật thông tin);
- phát tờ rơi về chương trình khuyến mãi để nhiều cư dân khu vực quanh dân cư biết nhiều hơn về cửa hàng mình.
- Chương trình dùng thử Đây là phương pháp ít đại lý gạo áp dụng vì tốn khá nhiều nhân lực và chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn có đủ tiềm lực triển khai, bạn sẽ tiếp cận khá hiệu quả đến những dân cư quanh khu vực biết đến cửa hàng. Bạn có thể cho khách hàng dùng thử cơm nóng kèm một món ăn tại cửa hàng hoặc mang đến gõ cửa tiếp thị từng nhà.
B. Marketing hiện đại
Ngày nay, khi thị trường phát triển mạnh mẽ thì đi kèm theo đó là sự ra đời của những phương thức marketing mới mẻ hơn. Để tiếp cận và thu hút số lượng lớn khách hàng, đại lý gạo có thể sử dụng các phương thức marketing tiếp thị sau đây:
– Tiếp thị online
Các đại lý có thể tạo các trang web, fanpage hoặc các hội nhóm để giới thiệu sản phẩm của mình, cập nhật thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi và tương tác với khách hàng. Ngoài ra, các đại lý gạo cũng có thể sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mới.
– Tạo website và quảng cáo trực tuyến
Đây là phương thức quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay. Đại lý cần tạo một website chuyên nghiệp, có thông tin sản phẩm chi tiết và hình ảnh rõ ràng, cùng với đó là các ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng. Đối với quảng cáo trực tuyến, đại lý có thể sử dụng Google Ads để tiếp cận nhiều hơn đến tệp khách hàng tiềm năng.( áp dụng đối với những ai có nhiều kinh nghiệm về tiếp thị online vì chi phí bỏ ra khá tốn kém)
– Sử dụng mạng xã hội
Đại lý có thể sử dụng các mạng xã hội như Facebook để quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài việc đăng tải thông tin sản phẩm và ưu đãi, đại lý có thể sử dụng các hoạt động tương tác với khách hàng như livestream để tăng tính tương tác và sự tin tưởng của khách hàng.
– Sử dụng sàn thương mại điện tử
Shopee, Tiki, Lazada là những sàn thương mại điện tử uy tín để các đại lý gạo sử dụng để gia tăng doanh số bán hàng. Việc đăng tải những sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử là một trong những cách hữu hiệu nhất cho nhà bán hàng mới vì tệp khách hàng vô cùng rộng, được hưởng sự ưu đãi từ các sàn cùng lượng truy cập của người tiêu dùng mỗi ngày vô cùng lớn.
Bước 8: Chăm sóc khách hàng
Đối với kinh doanh gạo, nhóm khách hàng trung thành luôn cần được chăm sóc và duy trì. Bởi họ sẽ mang lại không ít khách hàng mới cho bạn. Hãy luôn lắng nghe và thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng để tạo ra sự hài lòng.
Bước 9: Quảng bá thương hiệu
Hãy tạo một thương hiệu đại lý gạo riêng cho mình bằng cách tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng và nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh (đại lý gạo gần khu vực của bạn).
Tốt nhất, hãy xây dựng một kế hoạch từ lúc tiếp cận khách hàng mới đến khi giữ chân khách hàng cũ. Bạn có thể tận dụng các phương thức tiếp thị: truyền miệng, tờ rơi, bảng hiệu, khuyến mãi,…để giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng.
Để chuẩn bị tốt cho ngày khai trương, bạn cần lên kế hoạch quảng cáo cho nhiều người biết đến.
- Chọn hình thức giảm giá hoặc tặng quà nhằm thu hút khách hàng.
- Sau khi lựa chọn xong, tiến hành thiết kế và phát tờ rơi xung quang nơi bạn mở đại lý gạo.
- Hiện nay, rất nhiều người sử dụng facebook. Chính vì vậy, bạn có thể quảng cáo cửa hàng ngay trên đây.
- Giữ chân khách hàng bằng nhiều hình thức, ví dụ như phiếu tích điểm.
2. Cách thức mở đại lý gạo
2.1. Đăng ký và làm thủ tục giấy phép mở đại lý gạo
Trước khi mở đại lý gạo, bạn cần làm thủ tục mở đại lý gạo và nộp hồ sơ xin đăng ký kinh doanh hộ cá thể.
2.2. Hồ sơ mở đại lý gạo cần những gì?
- Giấy đề nghị đăng ký làm đại lý kinh doanh gạo hộ cá thể
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia mở cửa hàng kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp mở đại lý kinh doanh gạo do một nhóm cá nhân thành lập.
2.3. Trong đó, nội dung của giấy đề nghị đăng ký kinh doanh gồm các nội dung sau:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ làm đại lý gạo;
- Ngành, nghề kinh doanh – kinh doanh gạo;
- Số vốn mở mở đại lý gạo;
- Họ, tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký của các cá nhân mở đại lý gạo.
2.4. Kinh nghiệm mở đại lý gạo cần biết
Để thành công trong việc mở đại lý gạo, hãy lưu ý một số vấn đề:
- Lập kế hoạch: Xác định mục tiêu và kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
- Thủ tục pháp lý: Đảm bảo đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Nắm vững kiến thức: Hiểu rõ về các loại gạo để tư vấn khách hàng.
- Nguồn cung ứng: Tìm nguồn cung ứng gạo chất lượng, đáng tin cậy. Bạn có thể cân nhắc chọn Chợ Gạo Miền Tây.
- Quản lý hiệu quả: Xây dựng quy trình quản lý hàng tồn kho và đặt hàng.
- Tạo trải nghiệm tốt: Tạo môi trường mua sắm thuận tiện và tư vấn tận tâm.
3. Những sai lầm dễ mắc khi làm đại lý kinh doanh gạo
3.1. Nhập gạo sỉ từ nơi không đảm bảo chất lượng
Nếu bạn là người mới vào ngành và mới mở đại lý gạo, chắc chắn rằng bạn không thể phân biệt được gạo Lài sữa và gạo Nàng Hoa khác nhau như thế nào? Gạo nào thì dẻo nhiều, mà như thế nào thì dẻo vừa? Gạo xốp nở là gạo gì?… Vô số những câu hỏi về gạo được đặt ra.
Cũng chính vì yếu điểm này, mà nhiều nơi bỏ sỉ đã tận dụng để bán gạo cho bạn. Trường hợp cụ thể, chị G ở quận 8 TP.HCM cũng mới lần đầu bán gạo và nhập hàng, sau khi bán được vài ngày, thì có khách đến mua gạo Đài Loan của chị và nói với chị rằng đây không phải là gạo Đài Loan dẻo ngon! Lúc này chị mới vô cùng ngạc nhiên vì người mua gạo nói rằng ở quê ngày trước họ cũng bán gạo và gia đình hay ăn nên biết rất rõ gạo Đài Loan, hơn nữa hạt gạo Đài Loan nhỏ, ngắn nhìn là nhận ra ngay. Chị G liền lên mạng tìm hiểu thêm thông tin và liên hệ với Nhà máy Chợ gạo miền tây bên mình. Chị đem các mẫu gạo đang bán tại cửa hàng đến gặp bên mình nhờ tư vấn thì mình nhận thấy rằng đúng là các sản phẩm chị nhập hàng có 1 vài sản phẩm không đúng loại, chất lượng kém và giá thì… trên trời! Không chỉ một mình chị G, mà trường hợp này cũng xảy ra tương tự với nhiều anh chị và các bạn khác.
==> Cách phòng tránh: Hãy tìm hiểu kĩ về nơi bạn nhập hàng, đó là kho gạo, vựa gạo hay nhà máy gạo? Và nơi đó bạn có đủ tin tưởng không? Gạo có đúng loại đúng chuẩn không? Bạn có được tư vấn kĩ về loại gạo và tính chất gạo không?
3.2. Nhập gạo rẻ, giá siêu rẻ để có lợi nhuận cao
Lợi nhuận là điều mà tất cả chúng ta đều quan tâm khi mở đại lý gạo, điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên việc không tìm hiểu về chất lượng mà chỉ so sánh giá gạo, bên này gửi bảng giá gạo A,B,C… bên kia gửi bảng giá gạo X,Y,Z… bạn thấy bên này giá rẻ hơn bên kia, và quyết định lấy hàng rẻ hơn mà chưa tìm hiểu về gạo 2 bên khác nhau như thế nào sẽ dẫn đến quyết định vội vàng là bạn chọn nhập gạo rẻ. Hoặc bạn không tự hỏi xem bên này giá rẻ như vậy có hợp lý hay không? Tại sao vựa gạo nhỏ mà giá rẻ hơn kho gạo lớn vậy?! Cũng vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức về ngành, nên bạn quên mất sản phẩm như thế nào mà chỉ tập trung vào giá cả. Bạn hãy tự hỏi khách hàng mua gạo của bạn vì họ cần giá rẻ hay cần gạo ngon và chất lượng?
==> Cách phòng tránh: Hãy khoan lựa chọn nguồn cung cấp vì giá, bạn nên lựa chọn song song giá cả và chất lượng nhé. Vì chất lượng sản phẩm mới là yếu tố giúp bạn duy trì việc kinh doanh lâu dài, đừng quá tập trung vào lợi nhuận khi mới ra kinh doanh mà chưa có kinh nghiệm bạn nhé!
3.3. Quá chú tâm vào sản phẩm mà không học kĩ năng bán hàng
Lựa chọn được sản phẩm tốt là yếu tố đầu tiên giúp bạn khởi sự mở đại lý gạo thuận lợi. Ngay sau đó, yếu tố thứ 2 là bạn PHẢI TẬP TRUNG BÁN HÀNG! Nếu bạn nghĩ rằng mình mở cửa hàng gạo ra và chờ khách tới mua thì điều này sẽ đồng nghĩa với việc bạn cứ liên tục chờ khách hoài từ tháng này qua tháng nọ. Rồi khách không đến à bạn sẽ nghĩ chắc gạo mình không ngon à bạn lại nghĩ chỗ mình ít người quá à bạn lại nghĩ ôi kinh doanh gạo khó quá! Bạn bắt đầu nghi ngờ và đổ lỗi, trong khi điều quan trọng bạn cần làm đó là BÁN HÀNG! Thời đại kinh doanh ngày nay đã khác ngày xưa nhiều rồi bạn nhé, khách hàng bây giờ có nhiều sự lựa chọn hơn, họ có thể mua gạo tại đại lý cách chỗ bạn 1km, có thể mua gạo tại siêu thị, mua gạo tại tạp hoá, thậm chí là mua gạo online đặt hàng trên mạng giao tới tận nhà! Lúc này chính bạn phải đi tìm khách hàng chứ khách hàng không đi tìm bạn nữa nhé!
==> Cách phòng tránh: Hãy BÁN HÀNG CHỦ ĐỘNG, hãy nghĩ cách làm cho mọi người ở xung quanh khu vực bạn biết rằng bạn chuẩn bị khai trương đại lý gạo, hãy chủ động mời khách hàng mua gạo của bạn chứ đừng ngồi chờ khách đến bạn nhé!
3.4. Tin rằng cứ bán giá rẻ, giá thấp hơn đối thủ là có khách mua
Bạn mới mở đại lý kinh doanh gạo, và cách chỗ bạn không xa cũng có 2-3 cửa hàng bán gạo nữa. Bạn nghĩ rằng mình mới ra chưa có khách hàng, bây giờ mình sẽ bán giá rẻ hơn cửa hàng bên kia 1 chút là sẽ có khách mua. Đây là 1 sai lầm mà nhiều bạn mới ra kinh doanh thường nghĩ như vậy. Bên kia bán gạo 11.000, mình bán 10.500!? Rồi bạn tự hỏi, mà 10.500 mà giá mình nhập là 10.800 rồi, chẳng lẻ mình bán lỗ hay sao? Đây là cách kinh doanh sai lầm khiến cho nhiều đại lý mới mở rồi đóng cửa sau vài tháng vì thua lỗ!
==> Cách phòng tránh: Cạnh tranh về giá không phải là cách kinh doanh hay và lâu dài, nếu bạn bán giá rẻ, chỉ 1 thời gian lợi nhuận không đủ bù chi phí là bạn sẽ đóng cửa ngay, còn đối thủ là cửa hàng gạo bên kia vẫn sống khoẻ. Bạn nên tập trung vào cửa hàng của mình, cách mình bán hàng cho khách ra sao, cách mình tạo mối quan hệ với khách để khách ghé mua lại lâu dài, cách mình chăm sóc khách hàng như thế nào để tạo sự khác biệt nhé!
4. Chợ Gạo Miền Tây cung cấp gạo giá sỉ để mở đại lý cấp 1
Giai đoạn khởi đầu khi mở đại lý gạo cấp 1 tiềm ẩn nhiều thách thức. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu kinh doanh. Vì vậy, Chợ Gạo Miền Tây sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai đang muốn mở đại lý gạo cấp 1. Bởi hợp tác với Chợ Gạo Miền Tây – Vinh Hiển Farm, đại lý sẽ nhận được:
- Giá gạo sỉ tận nhà máy, đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho đại lý
- Chính sách chiết khấu, ưu đãi hấp dẫn, bình ổn giá
- Sản phẩm gạo sạch, chất lượng đồng đều, mang lại sự hài lòng cho người dùng
- Cung cấp chứng từ, giấy tờ hoặc xuất hóa đơn theo yêu cầu từ đại lý
- Quy trình sản xuất gạo tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chuẩn HACCP, VietGAP
- Hỗ trợ vấn đề công nợ và hợp tác lâu dài
5. Một số câu hỏi thường gặp khi mở đại lý gạo
5.1. Đại lý gạo cấp 1 là gì?
Đại lý gạo cấp 1 là đối tượng kinh doanh đứng đầu trong chuỗi phân phối gạo. Và được xem như “điểm gốc” của một hệ thống. Đại lý cấp 1 thường mua gạo trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc các đại lý cấp trên. Sau đó lại tiếp tục phân phối sản phẩm này đến đại lý cấp 2. Hoặc các cửa hàng bán lẻ khác. Đại lý cấp 1 có vai trò quan trọng trong việc ổn định nguồn cung. Và đảm bảo sự liên kết hiệu quả giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Đại lý cấp 1 Là tổ chức, đơn vị phải có vốn, có nơi trưng bày sản phẩm, có kho bãi, có phương tiện vận chuyển, có nguồn nhân lực tốt, … Đại lý cấp 1 là đại lý độc quyền tại địa phương. Đại lý cấp 2, cấp 3 chịu sự quản lý của đại lý cấp 1. Đại lý cấp 1 vì độc quyền trong Tỉnh nên phải đạt chỉ tiêu doanh số bán hàng mỗi tháng rất cao, bù lại họ hưởng hoa hồng cao nhất trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm và được ưu tiên về số lượng khi mặt hàng đang khan hiếm trên thị trường ( ví dụ như khan hiếm xi măng hiện nay ).
Đại lý cấp 2, 3 được phân phối sản phẩm từ đại lý cấp 1 và tất nhiên đã qua chiết khấu. đại lý cấp 2 mạnh hay yếu tùy thuộc vào số lượng tiệu thụ hàng tháng cao hay thấp và được sự ưu ái giao sản phẩm khi mặt hàng khan hiếm trên thị trường.
5.2. Kinh nghiệm mở đại lý gạo cấp 1 như thế nào để hiệu quả?
Kinh nghiệm mở đại lý gạo cấp 1 là bán hàng và tiếp thị (sale & marketing). Các bạn hãy nhớ giúp mình chỉ có tiếp thị được sản phẩm và bán được hàng thì kinh doanh của mới sống được. Gạo cũng là mặt hàng nằm trong quy luật kinh điển này. Để bạn vượt qua giai đoạn ban đầu khó khăn nhanh chóng bạn cần có lượng khách hàng có sẵn trong tay. Những khách hàng này sẽ là những nhà tiếp thị tốt cho bạn nếu gạo bạn cung cấp gạo ngon chất lượng với giá cả hợp lý. Cách tiếp thị này được gọi là tiếp thị truyền miệng.
5.3. Có nên mở đại lý gạo cấp 1 không?
Nhiều người có ý định mở đại lý gạo thường đặt ra câu hỏi có nên mở đại lý gạo cấp 1. Ngày nay, thị trường gạo đa dạng với từng loại gạo khác nhau. Phù hợp từ bình dân, trung lưu đến cao cấp. Và đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Nếu có nguồn vốn và kế hoạch khoa học, mở đại lý gạo cấp 1 sẽ đem lại lợi nhuận cao.
Trên đây là tất cả kinh nghiệm cần thiết cho những người mới bắt đầu mở đại lý gạo cấp 1. Chợ Gạo Miền Tây luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần, là người bạn đồng hành trên hành trình kinh doanh gạo. Hãy liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ mở đại lý gạo cùng Chợ Gạo Miền Tây.