Kinh nghiệm kinh doanh gạo thành công cho người mới bắt đầu

23:59 27.03.2024
Tư vấn mở đại lý gạo

Có nên mở cửa hàng bán gạo? Câu trả lời là có bởi vì nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh gạo ngày càng phổ biến và ổn định và không có nhiều biến động. Tuy nhiên kinh doanh gạo cần điều kiện gì? Kinh nghiệm kinh doanh gạo ra sao? Bạn sẽ mất hàng trăm triệu đồng nếu bỏ qua bài viết chia sẻ cách kinh doanh gạo hiệu quả từ những người đã hơn 25 năm trong nghề.

Kinh nghiệm kinh doanh gạo cho người mới bắt đầu
Kinh nghiệm kinh doanh gạo cho người mới bắt đầu

Xem thông tin chi tiết về bảng giá gạo sỉ hôm nay

1. Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh gạo?

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh gạo thành công có lẽ là điều các bạn quan tâm nhất. Bởi, bất kể kinh doanh ngành nghề gì cũng cần phải có kinh nghiệm thì mới mang lại hiệu quả.

Để có thể kinh doanh vựa gạo hiệu quả chúng ta cần tính toán được các mục sau:

1.1. Nguồn nhập hàng mua bán gạo:

Để tối đa hóa lợi nhuận thì bạn cần tìm kiếm nguồn cung gạo giá sỉ nhập gạo tận gốc vì sẽ được giá tốt cho cửa hàng bán gạo nhập số lượng lớn:

  • Nếu bạn là cửa hàng kinh doanh gạo nhỏ lẻ muốn kiếm thêm thu nhập phụ từ cửa hàng thì nên nhập gạo từ những đại lý kinh doanh gạo sạch thứ cấp gần bạn để đỡ mất công tìm kiếm.
  • Nếu bạn muốn đầu tư mô hình kinh doanh gạo lớn hơn thì bắt buộc phải tìm nguồn nhập hàng tận gốc để tăng biên độ lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh.
Kinh doanh gạo có được tối ưu hoá lợi nhuận
Chợ Gạo Miền Tây là nguồn cung ứng gạo giá rẻ chất lượng cho đại lý kinh nghiệm bán gạo lẻ

Bên cạnh đó nếu việc bán buôn của bạn đã ổn định thì cần tính đến nhập về số lượng thì mức chiết khấu cũng tăng lên.

Ví dụ cụ thể hiện tại (02/05/16) nếu bạn nhập gạo Jasmine tại nhà máy giá gạo đến đại lý của bạn sẽ là 10600đ – 11000đ. Trong khi đó nếu bạn nhập ở đại lý giá gạo sẽ là 11300đ – 11700đ.

1.2. Chi phí kinh doanh mua bán gạo:

Để công việc kinh doanh tốt thì không thể không đầu tư vào bán hàng và tiếp thị. Bạn đừng bảo với mình bây giờ kinh doanh gạo ra rồi đợi khách hàng đến mua là kinh doanh theo kiểu thời trước rồi nhé.

Bạn cần liệt kê tất cả các chi phí cố định và không cố định. Theo các đại lý đang vận hành của mình tất cả các chi phí kinh doanh được tính ra là 1.500 – 2.000đ/kg gạo. Vậy giá gạo Jasmine cộng chi phí hiện tại của bạn nhập tại nhà máy là 12100-13000 và tại đại lý là 12.800-13.700.

1.3. Giá bán ra:

Để có một mức giá bán ra phù hợp bạn cần phải đi khảo sát nhỏ thị trường mặt hàng gạo hiện tại đang bán với giá là bao nhiêu? Sau đi khảo sát được 5-7 đại lý gạo bạn sẽ thấy hôm nay giá gạo lẻ Jasmine(14.000-15.500) (02/05/16 khu vực khảo sát Hoàng Hoa Thám- Tân Bình-HCM). Từ đây bạn sẽ ra được giá bán của mình.

Với nguồn hàng nhập giá tốt, ngon cơm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mình khuyên bạn khi ra giá hãy nằm ở mức giá trên trung bình của thị trường đối với cửa hàng mới ra. Ví dụ với trường hợp này thì giá Jasmine nên bán ra là 15000đ. Tốt nhất đừng cạnh tranh về giá các bạn nhé. Cạnh tranh khôn ngoan hơn là ở chăm sóc khách hàng và chất lượng sản phẩm.

2. Lý do bạn kinh doanh gạo là gì?

Lý Do Bạn Cần Kinh Doanh Gạo là Gì
Kinh doanh gạo bắt đầu từ đâu

Kinh doanh gạo cũng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác trước khi bắt đầu bạn phải xác định vì sao bạn cho kinh doanh sản phẩm này mà không phải sản phẩm nào khác. Cụ thể là bạn kinh doanh gạo với mục đích mang lại bữa cơm ngon an toàn sức khoẻ cho 90 triệu người dân Việt Nam và hơn thế nữa. Còn bạn vì sao bạn chọn kinh doanh gạo?

Gạo là mặt hàng thiết yếu và đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người
Gạo là mặt hàng thiết yếu và đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người

Ví dụ ngành này tất cả mọi người đều có nhu cầu – sản phẩm dễ bán (thị trường lớn); gạo dễ bảo quản không nhanh bị hư hỏng như thực phẩm tươi sống; kinh doanh gạo có cuộc sống ổn định; giúp nông dân hỗ trợ đầu ra… Nói chung còn có rất nhiều lý do khác để bạn chọn khởi nghiệp nông nghiệp nói chung khởi nghiệp gạo nói riêng. Nhưng hãy cho mình một động lực đủ lớn để mình có thể bắt đầu một cách mạnh mẽ. Và khi khó khăn hãy nhớ vì sao mình bắt đầu để tiếp tục phấn đấu.

3. Quy trình kinh doanh gạo cho đại lý buôn bán gạo

Chợ Gạo Miền Tây xin được phép chia sẻ Quy trình kinh doanh gạo cho đại lý buôn bán gạo mà bạn có thể tham khảo ngay bên dưới.

3.1. Nghiên cứu thị trường gạo

Hiện nay, mở cửa hàng bán gạo là một trong những loại hình kinh doanh tiềm năng. Việc đánh giá hoặc khảo sát nhu cầu thị trường không còn quá khắt khe. Bởi nhu cầu sử dụng gạo từ người tiêu dùng ngày càng lớn.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường khi mở đại lý gạo sẽ giúp người bán có hướng đi đúng đắn hơn. Do nắm được các nhu cầu thực tế của người dùng. Từ đó, cung ứng kịp thời các sản phẩm gạo mà họ ưa chuộng. Điều này góp phần tăng lợi nhuận. Và mở rộng quy mô kinh doanh được hiệu quả hơn.

Việc nghiên cứu thị trường gạo là cần thiết
Việc nghiên cứu thị trường gạo là cần thiết

Trong quá trình khởi nghiệp mô hình kinh doanh gạo sẽ có đa dạng đối tượng. Phổ biến nhất là mua lẻ hoặc mua sỉ. Khách lẻ thường là các hộ gia đình sử dụng cho bữa cơm hàng ngày. Còn khách sỉ sẽ mua gạo với từng mục đích khác nhau. Họ có thể là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học, bếp ăn công nghiệp,…

3.2. Xác định khách hàng là ai? Mô hình kinh doanh gạo

Xác định khách hàng mua gạo là ai?
Xác định khách hàng mua gạo là ai?

Trong mô hình kinh doanh gạo cụ thể, bạn nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu chính là ai? Là người tiêu dùng lẻ. Hay hệ thống Horeca: quán cơm, nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp. Hay là khách hàng sử dụng gạo làm nguyên liệu sản xuất như lò bún; lò hủ hiếu, bánh tráng, cơ sở nấu rượu nấu bia. Hoặc lớn hơn làm nhà tổng phân phối bỏ lại cho các đại lý thứ cấp. Tuỳ vào kỹ năng, sở trường bạn có thể chọn cho mình 1 nhánh phù hợp nhất sau đó phát triển lan rộng ra.
Các nhóm đối tượng khách hàng:

3.2.1. Nhóm đối tượng người tiêu dùng:

Mua sử dụng số lượng ít trong gia đình Khách hàng có mức thu nhập cao. Nhóm khách hàng này đặc biệt chú trọng đến độ an toàn của hạt gạo, nguồn gốc của hạt gạo, thương hiệu gạo, giá cả không là vấn đề của họ. Nhóm này thường sử dụng gạo không nhiều và họ thường chọn các loại gạo đạt chuẩn các yêu cầu về GAP hoặc Organic.

  • Khách hàng văn phòng và viên chức:

Đây là nhóm đối tượng yêu cầu tương đối về gạo từ chất lượng , an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), bao bì, mẫu mã, nguồn gốc như thế nào. Hành vi khách hàng của nhóm này quan tâm chất lượng mức an toàn của hạt gạo trước tiên. Sau đó là giá cả và chăm sóc khách hàng. Họ thường chọn mua gạo qua các kênh phân phối siêu thị, cửa hàng gạo thương hiệu, đại lý gạo uy tín. Nhóm đối tượng này thường tập trung đông ở thành thị và các trung tâm kinh tế lớn.

  • Khách hàng lao động phổ thông:

Đây là nhóm khách hàng sử dụng gạo rất nhiều. Họ quan tâm đến giá cả trước tiên. Để đáp ứng nhóm khách hàng này, đại lý gạo phải đảm bảo giá cả phải cạnh tranh, chất lượng hạt gạo phải tương đối. Nhóm đối tượng này có mặt ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn.

2. Nhóm đối tượng tập thể: mua sử dụng số lượng nhiều trong tập thể

  • Bếp ăn công nghiệp công ty, khu công nghiệp:

Tuỳ vào kinh phí của công ty mà sử dụng các loại gạo khác nhau. Ví dụ có công ty sử dụng gạo nàng hoa cũ, có công ty sử dụng gạo nở xốp triều châu. Đây là nhóm sử dụng rất nhiều. Một đơn vị có thể sử dụng lên đến vài tấn một tháng là chuyện bình thường.

  • Căn tin trường học, cơ quan:

Nhóm này cũng tương tự như nhóm bếp ăn công nghiệp, sử dụng gạo cũng rất nhiều. Nhưng thường có yêu cầu cao hơn về chất lượng hạt gạo và đặc biết là phải có giấy ATVSTP hoặc giấy sản xuất nông sản an toàn.

  • Quán cơm, nhà hàng:

Mỗi quán cơm hay nhà hàng họ cũng phục vụ có nhóm đối tượng khác nhau. Vì thế khi bạn muốn đi bài vào từng đối tượng bạn phải có thời gian đầu tư nghiên cứu nhé. Mình ví dụ tiếp cận quán cơm văn phòng ở quận 1 TP. HCM thì sẽ đi bài khác quán cơm bình dân ở Diên Khánh- Khánh Hoà.

Kết luận: Tuỳ vào nhóm đối tượng mà bạn muốn tập trung tiếp cận thì bạn phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp. Bạn sẽ khó có thể bán gạo chất lượng cao, giá cả cao tại khu vực mà đa số là khách hàng lao động phổ thông. Bạn sẽ kinh doanh gạo hiệu quả nếu bạn có mối quan hệ tốt với các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp chung quanh bạn.

Xem thêm:

3.3. Vốn mở đại lý gạo

Đây là số tiền bắt buộc bạn phải có vì khi mới ra kinh doanh sẽ không ai gối đầu cho bạn cả. Tuỳ vào mức độ quy mô đại lý bạn sẽ nhập số lượng hàng là bao nhiêu. Theo kinh nghiệm tư vấn kinh doanh gạo thì bạn cần khoảng 80 – 100 triệu đồng để kinh doanh đại lý gạo, tất nhiên là còn nhiều yếu tố nữa.

Cần phân chia nguồn vốn mở đại lý gạo một cách hợp lý
Cần phân chia nguồn vốn mở đại lý gạo một cách hợp lý

Đầu tiên các bạn nên nhập hàng số lượng ít tại các vựa lớn, các kho gạo ở địa phương. Đây là những nơi sẽ cung cấp đủ các loại gạo cho bạn bán. Bán được 1 – 2 tháng bạn sẽ tìm ra đối tượng bạn hướng tới là ai? Loại gạo họ thường ăn là gạo gì? Lúc này bạn nên tìm nguồn cung ứng từ nhà máy gạo để tăng biên độ lợi nhuận lên.

Bạn cần chủ động được nguồn hàng và giá cả nguồn hàng. Thường thì số lượng từ 3 – 5 tấn thì nhà máy sẽ giao hàng cho bạn. Và vốn bạn bỏ ra thường dao động từ 25.000.000 – 60.000.000 đồng cho vốn nhập hàng.

Tóm lại: Kinh nghiệm mở đại lý gạo từ khi bắt đầu là hãy chuẩn bị một nguồn vốn ổn định. Bạn có thể dựa trên 2 khía cạnh sau để xác định số vốn cần chuẩn bị:

  • Quy mô đại lý hướng đến: Đối với những cửa hàng có mặt bằng nhỏ, ít loại gạo thì sẽ cần số vốn ban đầu ít. Ngược lại, nếu kinh doanh gạo với quy mô lớn thì cần chuẩn bị vốn nhiều hơn.
  • Xem xét điều kiện sẵn có và khả năng tài chính: Điều kiện sẵn có ở đây chính là mặt bằng. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc về điều kiện tài chính của mình. Từ đó đầu từ lượng hàng và cơ sở vật chất cho phù hợp.
  • Ngoài tiền nhập hàng, bạn sẽ phải chi trả cho một số hạng mục khác. Có thể kể đến như lương nhân viên, mặt bằng, điện nước, bảng hiệu, tủ kê, bao bì,… Ước tính nguồn vốn kinh doanh gạo khoảng 150 triệu đồng.

3.4. Chi phí mặt bằng kinh doanh gạo

Với kinh nghiệm của những người kinh doanh gạo lâu năm thì tôi đánh giá địa điểm kinh doanh gạo chính là yếu tố quan trọng hàng nhất.

Bạn nên cân nhắc chọn vị trí kinh doanh gạo thật kỹ càng nhằm chủ động được công việc kinh doanh của bạn và có thể tập trung phát triển lâu dài.

Nếu bắt buộc bạn phải thuê mặt bằng thì chi phí thường dao động từ 3.000.000 – 15.000.000 đồng /tháng tuỳ vào mức độ đô thị của bạn.

Chi phí mặt bằng mở đại lý kinh doanh gạo
Chi phí mặt bằng mở đại lý kinh doanh gạo

3.5. Chi phí trưng bày

Đây là khoảng chi phí không lớn và thường chỉ đầu tư một lần. Các khoảng chi bao gồm bảng hiệu, thùng đựng gạo, pallet chất gạo, kệ trưng bày, cân đồng hồ, bao bì, máy may cầm tay, và các mục trang trí khác. Chi phí này thường dao động từ 3.000.000 – 10.000.000 đồng.

3.6. Chi phí dụng cụ cho cửa hàng

Các đại lý gạo nên chọn mặt bằng tương đối rộng. Việc này để đảm bảo khả năng chứa nguồn gạo lớn và các sản phẩm liên quan. Ngoài ra, việc trưng bày gạo thu hút cũng góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng. Một số gợi ý khi trưng bày cửa hàng gạo gồm:

  • Không gian bày bán tại cửa hàng phải sạch sẽ, thoáng mát.
  • Sơn tường màu sáng, trần nhà cao.
  • Sản phẩm gạo nên đựng trong các thùng chứa có dán kèm tên thương hiệu.
  • Sắp xếp các bao gạo gọn gàng, những loại bán chạy nên được bày trí ở nơi dễ nhìn thấy.
  • Bảng hiệu, giá cả được thiết kế bắt mắt, dễ thu hút khách hàng.
  • Gạo trong kho cần được chất trên pallet. Điều này nhằm hạn chế việc ẩm mốc và dễ vận chuyển.

Bên cạnh đó, khi mở đại lý gạo cũng cần chuẩn bị đủ các dụng cụ. Gồm có cân nhỏ và cân tạ. Túi bóng loại 1kg, 5kg, 10kg; thùng chứa gạo. Và xe đẩy sử dụng cho các trường hợp bán cho khách hàng mua số lượng lớn.

Nên chọn mặt bằng mở đại lý gạo rộng và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ
Nên chọn mặt bằng mở đại lý gạo rộng và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ

3.7. Chi phí tiếp thị và nhân lực

Chi phí nhân lực và tiếp thị để kinh doanh gạo thành công
Chi phí nhân lực và tiếp thị để kinh doanh gạo thành công

Bao gồm chi phí in tờ rơi, in bảng giá, bao bì, name card. Tuỳ vào mức độ đại lý các bạn có thể thuê 1 -2 người phụ các bạn trong việc giao hàng, chất hàng. Chi phí này thường dao động từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng/ tháng.
Kế luận: Câu trả lời cho câu hỏi kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn đã rõ ràng. Mức dao động là từ 40.000.000 – 100.000.000 đồng.

3.8. Nguồn cung cấp gạo an toàn, chất lượng và giá rẻ

Kinh nghiệm mở đại lý gạo không thể bỏ qua nguồn hàng. Gạo cần được nhập từ nhà phân phối đảm bảo chất lượng và an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ để lựa chọn nguồn cung ứng gạo uy tín trên thị trường.

Nguồn Mua Gạo Bán Buôn Uy Tín Chất Lượng
Nguồn Mua Gạo Bán Buôn Uy Tín Chất Lượng

Khi các bạn muốn mở đại lý, câu hỏi đặt ra là: tìm nguồn cung cấp gạo uy tín ở đâu? Nên nhập ở đại lý gần nhà về bán hay nhập từ nhà máy gạo miền tây? Ở đây sẽ phụ thuộc vào thị trường của bạn, mô hình của bạn định hướng và quyết tâm theo đuổi công việc của bạn.
Lấy ví dụ nếu bạn chỉ định nhập một vài loại gạo với số lượng vài trăm ký để bán kèm theo cho cửa hàng gas, tiệm tạp hoá hay cửa hàng tiện lợi của mình. Bạn nên nhập từ đại lý mua bán gạo nhỏ vì vốn nhập hàng sẽ ít hơn; đổi trả dễ dàng hơn. Mặt khác nếu chọn việc buôn bán gạo là công việc kinh doanh thì cần đầu tư bài bản hơn, số lượng gạo nhập cũng nhiều hơn. Lúc này tốt hơn hết là sẽ nhập từ nhà máy để tăng biên độ lợi nhuận và đảm bảo được nguồn hàng.

Nơi cung cấp gạo cần đảm bảo chất lượng và an toàn đối với sức khỏe người dùng
Nơi cung cấp gạo cần đảm bảo chất lượng và an toàn đối với sức khỏe người dùng

Vậy phương thức nhập hàng như thế nào?

  • Chợ Gạo Miền Tây giao hàng tận nơi tại các khu vực TP.HCM với số lượng tối thiểu 2.5-3 tấn hàng.
  • Khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với số lượng tối thiểu từ 5-7 tấn hàng.
  • Các tỉnh xa hơn như Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà với số lượng tối thiểu 8-10 tấn hàng.
  • Các tỉnh xa hơn nữa bên mình đang ship container với số 25 tấn/ chuyến hàng.

Mới mở đại lý sao nhập nhiều gạo như vậy được

Để thuận lợi cho việc kinh doanh của đại lý bên mình sẽ cho đổi những lô hàng đầu tiên nhầm mục đích thăm dò thị trường. Về cơ bản không ai nắm rõ thị trường của bạn hơn chính bạn.

Ví dụ cùng một loại gạo Đài Loan sữa Gò Công thị trường Đà Lạt, Bảo Lộc người tiêu dùng yêu cầu rất cao về độ dẻo, dẻo thật nhiều. Trong khi đó tại Sài Gòn khách hàng ăn mức độ dẻo ở mức vừa phải. Vì vậy bạn phải nắm thật rõ thị hiếu của người tiêu dùng và bàn bạc kỹ với nhà cung cấp về những đặc thù của khách hàng mình. Điều này sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn đến tiêu dùng và tránh phải đổi trả hàng.

Phương thức thanh toán ra sao

Đối với đại lý Chợ Gạo Miền Tây sẽ nhận đơn hàng, xác nhận đơn hàng, đại lý chuyển khoản 20% cọc đơn hàng. Hàng sẽ được vận chuyển tối đa trong vòng 3 ngày đối với các tỉnh từ Khánh Hoà trở vào. Các tỉnh xa hơn tối đa là 7-10 ngày. Khi hàng đến nơi đại lý kiểm hàng ok chuyển khoản 80% còn lại cho Chợ Gạo Miền Tây.

Hãy tìm nguồn cung cấp gạo ổn định (chất lượng, nguồn hàng, giá cả…) – công việc kinh doanh của bạn sẽ vững vàng hơn.

3.5. Kiến thức về gạo

Kinh nghiệm kinh doanh gạo dành cho người mới bắt đầu là nên đa dạng các sản phẩm cung cấp. Có thể kể đến như gạo nếp, gạo tẻ, gạo còn cám, gạo lứt,… Tùy vào nguồn vốn, quy mô và định hướng phát triển, bạn có thể chọn bán các sản phẩm gạo phù hợp.
Hãy tận dụng các kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh gạo để tư vấn sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Điều này giúp họ có trải nghiệm hài lòng. Và có khả năng quay lại sử dụng sản phẩm gạo của bạn trong tương lai.

Trau dồi kiến thức về gạo để mang lại sự trải nghiệm hài lòng từ khách hàng
Trau dồi kiến thức về gạo để mang lại sự trải nghiệm hài lòng từ khách hàng

3.6. Quản lý các sản phẩm gạo

Quản lý các sản phẩm gạo là một trong những bước quan trọng. Kinh nghiệm buôn bán gạo hiệu quả ở cửa hàng và trang web là hãy xếp mặt hàng gạo theo từng thương hiệu. Từ đó, phân loại, quản lý gạo dễ dàng và hạn chế thất thoát tối đa.

Quản lý các sản phẩm gạo tối ưu để khách hàng dễ xem và chọn lựa
Quản lý các sản phẩm gạo tối ưu để khách hàng dễ xem và chọn lựa

4. Kinh doanh gạo cần điều kiện gì? Tiêu chí để mở cửa hàng bán gạo

Một số tiêu chí để mở cửa hàng bán gạo bạn có thể áp dụng ngay nếu như đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh gạo.

4.1. Quy mô vốn và nguồn hàng

Bạn cần từ 30-50 triệu đồng để có thể tiến hành mở đại lý kinh doanh gạo. Để có được đầy đủ chủng loại, lúc mới bắt đầu bạn chỉ nên lấy hàng ở các đại lý cấp 1 có quy mô lớn gần nơi bạn dự định kinh doanh.

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn quyết định mở đại lý gạo. Số vốn cần có sẽ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, vị trí cửa hàng. Đồng thời là loại gạo và chiến lược kinh doanh của bạn. Dưới đây là một số chi phí cơ bản để bạn tham khảo:

  • Thuê mặt bằng: Nếu bạn chưa có sẵn mặt bằng. Việc tìm vị trí phù hợp cho cửa hàng đòi hỏi nguồn vốn đáng kể. Thường thuê mặt bằng sẽ tốn khoảng 20 triệu đồng/tháng.
  • Trang trí và trưng bày: Để tạo không gian hấp dẫn và chuyên nghiệp, bạn cần đầu tư cho trang trí, biển hiệu. Kệ trưng bày, đèn chiếu sáng và các dụng cụ cần thiết. Cần chuẩn bị khoảng 20 triệu đồng để đầu tư cho việc trang trí, trưng bày.
  • Nhập hàng: Việc nhập hàng đóng vai trò quan trọng. Lần đầu bạn cần khoảng 60 – 80 triệu đồng để nhập hàng. Số lượng gạo phù hợp nên từ 8 – 12 loại. Tương ứng với 4 – 5 tấn gạo. Riêng gạo nếp và tấm, bạn chỉ nên nhập với số lượng ít. Khoảng 50kg/lần nhập. Bên cạnh đó, vốn nhập hàng thực tế sẽ tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và loại gạo bạn hướng đến.
  • Nhân viên: Nếu dự định thuê nhân viên, bạn cần tính toán chi phí tiền lương và các khoản trợ cấp cho họ. Trung bình khoảng 8 triệu/tháng.
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng khi mở đại lý gạo cấp 1
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh gạo

Bên cạnh chi phí trên, còn có các khoản phí liên quan đến đăng ký kinh doanh. Hay phí về vận chuyển hàng, quảng cáo, tiếp thị và các khoản phí phát sinh khác.

4.2. Nhà cung cấp gạo giá sỉ

Khi quyết định mở cửa hàng bán gạo, việc lựa chọn nhà cung cấp gạo đóng vai trò quan trọng. Hãy tìm kiếm thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hơn hết là có nguồn hàng ổn định.

Đến với Chợ Gạo Miền Tây, bạn sẽ được cung cấp gạo giá sỉ tận nhà máy. Điều này giúp giảm thiểu chi phí vốn nhập hàng. Chợ Gạo Miền Tây được biết đến là nhà máy gạo lớn nhất tại Tiền Giang. Liên hệ qua Hotline 028.66599927 – 0907.282.012 để được tư vấn chi tiết về việc mở đại lý kinh doanh lúa gạo.

Tham khảo bảng giá các loại gạo hôm nay được cập nhật từ Chợ Gạo Miền Tây. Để biết thêm giá thành trên thị trường hiện nay.

Chợ Gạo Miền Tây là nhà cung cấp gạo giá sỉ tận nhà máy
Chợ Gạo Miền Tây là nhà cung cấp gạo giá sỉ tận nhà máy

4.3. Vị trí kinh doanh

Một vị trí chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh offline. Đối với việc mở cửa hàng kinh doanh gạo, việc chọn vị trí là điều quan trọng. Chẳng hạn, lựa chọn vị trí mặt tiền đường, gần các khu chợ, trường học hay khu dân cư.

Những nơi này sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi để hấp dẫn nhiều khách hàng tới. Và tối ưu hóa khả năng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu.

Chọn vị trí mặt tiền đường, gần các khu chợ,... khi mở đại lý gạo cấp 1
Chọn vị trí mặt tiền đường, gần các khu chợ,… khi muốn mở cửa hàng kinh doanh gạo

4.4. Dụng cụ cần thiết

Mở cửa hàng bán gạo cần trang bị đầy đủ các dụng cụ như kệ trưng bày, thùng gạo. Các bảng giá, bảng hiệu, đồ xúc gạo. Trưng bày nhiều loại sản phẩm gạo tạo sự sống động cho cửa hàng. Và giúp khách hàng có nhiều lựa chọn.

Để tăng thêm tính chuyên nghiệp, bạn hãy trang bị thêm một số thiết bị. Chẳng hạn như máy may bao, máy ép nhiệt. Và bao bì có thương hiệu cửa hàng (tên gạo, địa chỉ, hotline).

Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho cửa hàng gạo
Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho cửa hàng gạo

4.5. Kiến thức mở đại lý gạo

Mở đại lý gạo cấp hay bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng cần hiểu biết sâu rộng về thị trường. Đặc biệt là nhóm đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, bạn nên trau dồi các kiến thức về đặc tính gạo, độ nở, dẻo. Từ đó dễ dàng trong việc tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần học hỏi về phương pháp bảo quản gạo. Việc này giúp để gạo được lâu mà không bị mối mọt hay ẩm mốc.

Nếu bạn trở thành đại lý gạo tại Vinh Hiển Farm – Chợ Gạo Miền Tây. Bạn sẽ được hỗ trợ các kiến thức về tư vấn tiếp thị. Việc này giúp việc kinh doanh gạo có sự khởi đầu suôn sẻ.

Cần trang bị kiến thức khi mở đại lý gạo cấp 1
Cần trang bị kiến thức khi mở đại lý kinh doanh lúa gạo

4.6. Nghiên cứu cụ thể thị trường gạo

Trên thị trường có đa dạng loại gạo. Mỗi loại phù hợp với từng sở thích và mục đích sử dụng riêng của khách hàng. Do đó, để tiếp cận hiệu quả, bạn cần hiểu rõ nhu cầu của từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đang hướng đến.

Thông thường có 2 nhóm đối tượng chính có nhu cầu mua gạo. Bao gồm cá nhân và tổ chức/doanh nghiệp. Cụ thể:

ĐỐI TƯỢNG NHÓM NHU CẦU LOẠI GẠO PHÙ HỢP
Khách hàng cá nhân Nhóm tiêu dùng cao cấp Ưu tiên nguồn gốc gạo, nhất là gạo Organic. ST25, Lài Miên Campuchia, gạo Đài Loan cùng các loại gạo đặc sản.
Nhóm văn phòng, viên chức Quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hợp lý. Gạo ST21, ST24, Nàng Hoa, Thái Lan, Lài Sữa, Thơm Lài và gạo Tài Nguyên.
Nhóm lao động phổ thông Tập trung vào chất lượng hạt gạo, dễ ăn, dễ nấu và giá thành phù hợp. Gạo Hàm Châu, 64 Dẻo Dứa hay gạo Thơm Lài.
Nhóm quan tâm đến sức khỏe Quan tâm đến thành phần dinh dưỡng của gạo như người lớn tuổi hoặc người thường xuyên vận động. Gạo lứt trắng, lứt tím, lứt đỏ hay gạo ST25.
Mạnh thường quân Chất lượng gạo đi đôi với giá cả cạnh tranh. Có thể đáp ứng số lượng lớn và đóng gói theo yêu cầu. Gạo Hàm Châu, 64 Dẻo Dứa, Thơm Lài hay gạo Tây Đô.
Tổ chức/doanh nghiệp Nhà hàng và quán ăn Chất lượng gạo đóng vai trò quan trọng. Và cần đáp ứng số lượng gạo lớn để phục vụ thực khách. Gạo ST25, ST21, gạo Nhật hay Thơm Lài.
Các tổ chức từ thiện Đáp ứng yếu tố chất lượng gạo ổn và giá thành rẻ. Gạo Hàm Châu, 64 Dẻo Dứa, Thơm Lài hay gạo Tây Đô.
Các bếp ăn tập thể Đối tượng chính là căn tin trường học, bệnh viện, cơ quan,… Họ quan tâm đến giấy chứng nhận ATVSTP, chất lượng gạo và giá thành cạnh tranh. Gạo Horeca, Nàng Hoa, Lài Miên Campuchia hay gạo Thơm Lài.

 

Đối tượng mua gạo là khách hàng cá nhân
Đối tượng mua gạo là khách hàng cá nhân
Các khách hàng tổ chức/doanh nghiệp cũng có nhu cầu mua gạo
Các khách hàng tổ chức/doanh nghiệp cũng có nhu cầu mua gạo

Bên cạnh đó, giá gạo trên thị trường cũng cần bạn nghiên cứu kỹ. Việc này nhằm định giá bán một cách hợp lý. Hiện nay, thị trường gạo có nhiều biến động nên giá thành sẽ có sự gia tăng.

Nghiên cứu chi tiết thị trường gạo gồm đối tượng khách hàng, giá bán,...
Nghiên cứu chi tiết thị trường gạo gồm đối tượng khách hàng, giá bán,…

Thế nên, để biết giá chính xác, bạn có thể liên hệ với Chợ Gạo Miền Tây qua Hotline 028.66599927 – 0907.282.012.

5. Muốn bán hàng hiệu quả thì điều tiên quyết bạn phải tiếp thị thật tốt.

Mở đại lý gạo thành công khi bán hàng và tiếp thị hiệu quả
Kinh doanh gạo thành công khi bán hàng và tiếp thị hiệu quả

Vị trí cửa hàng bạn đặt tại khu vực sầm uất như chợ, trường học, khu đông dân cư là điều rất tốt. Nhưng đó không phải là điều quan trọng cho việc kinh doanh gạo thành công. Có nhiều bạn hỏi mình nếu cửa hàng mình không nằm trên đường lớn, không nằm trong khu đông dân mình có mở cửa hàng được không. Mình trả lời là hoàn toàn được. Mình gặp rất nhiều đại lý gạo họ có vị trí không thuận lợi nhưng họ kinh doanh gạo rất hiệu quả.
Bởi vì họ biết các bài đi Tiếp Thị:

  • Cho khách hàng dùng thử:

Để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn, bạn phải cho khách hàng sử dụng thử. Bạn có thể cho khách hàng sử dụng tại cửa hàng hoặc mang đến gõ cửa tiếp thị từng nhà. Và giới thiệu cửa hàng gạo bạn gần đó, chỉ cần alo là cửa hàng sẽ mang tới ngay. Đây là cách tiếp cận khách hàng trực tiếp và truyền thống. Nhưng cũng mang lại hiệu quả cao. Cách tiếp cận này bắt buộc gạo của bạn phải phù hợp với đối tượng bạn hướng đến (chất lương-đặc tính- giá cả).

Chương trình dùng thử sản phẩm là cách tiếp cận khách hàng hiệu quả
Chương trình dùng thử sản phẩm là cách tiếp cận khách hàng hiệu quả
  • Tận dụng cho các mối hệ có sẵn:

Bạn cần phải cho mọi người trong mối quan hệ tại khu vực cửa hàng gạo của bạn biết là bạn đang kinh doanh gạo và nhờ họ tiếp thị giúp bạn. Sự tiếp thị lan truyền sẽ nhanh chóng giúp việc kinh doanh gạo của bạn dễ dàng hơn.

  • Tiếp thị cho mọi người chung quanh:

Bằng việc phát tờ rơi truyền thống hay tạo page facebook online hiện tại. Ví dụ bạn tạo page Đại lý gạo ABC An Khê – Gia Lai chẳng hạn. Mọi người sẽ biết đến bạn nhiều hơn đồng nghĩa việc kinh doanh gạo của bạn sẽ đỡ vất vả hơn.

  • Tiếp thị vào nhóm đối tượng khách hàng tập thể:

Để tiếp thị từ nhóm khách hàng này bạn cần phải có bộ đồ nghề và ông lớn chống lưng (nhà máy, doanh nghiệp cung cấp gạo cho bạn) để mức độ thành công sẽ tăng lên. Bộ đồ nghề bao gồm các chứng từ pháp nhân (xuất hoá đơn) , giấy VSATTP, chất lượng gạo, chứng nhận về chất lương gạo, tốt hơn nữa cúp vàng chứng nhận thương hiệu gì đấy. Cùng với mức giá và mức chiết khấu phù hợp thì giành được phần thắng sẽ không còn khó khăn nữa.

Mở rộng tiếp thị vào nhóm đối tượng tập thể như trường học
Mở rộng tiếp thị vào nhóm đối tượng tập thể như trường học

Kết luận: Tiếp thị thành công sẽ dẫn lối cho doanh số bán hàng của bạn tăng nhanh chóng.
Sale & Marketing là cặp bài trùng trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Muốn kinh doanh gạo thành công bạn cần áp dụng triệt để cặp đôi này.

6. Cách định giá bán gạo phù hợp

Hướng dẫn mở đại lý gạo với cách định giá bán sản phẩm phù hợp. Công thức tính giá vốn của gạo được tính như sau:

Tất cả chi phí = Giá gạo vốn/kg
Tổng số lượng gạo bán

Việc định giá bán gạo cần thực hiện 2 bước cơ bản sau:

  • Khảo sát giá mặt bằng chung: Bạn cần khảo sát giá bán gạo trước và trong quá trình kinh doanh. Việc này để đảm bảo đưa ra mức giá phù hợp nhất. Và được người tiêu dùng chấp nhận.
  • Xác định các nhóm đối tượng khách hàng tương ứng với loại sản phẩm:
    • Đối với nhóm khách lẻ: Khách bình dân thì lợi nhuận sẽ đạt khoảng 3.000 – 4.000 đồng/kg; nhóm trung lưu lời 4.000 – 6.000 đồng/kg và nhóm cao cấp thì mức lợi nhuận từ 6.000 – 10.000 đồng/kg.
    • Đối với nhóm khách sỉ: Lợi nhuận sẽ dao động từ 2.500 – 5.000 kg/đồng, tùy thuộc vào loại gạo, đối tượng và số lượng mua.
Cách định giá bán gạo phù hợp
Cách định giá bán gạo phù hợp

7. Mua gạo để mở đại lý uy tín tại Chợ Gạo Miền Tây

Bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm mở đại lý gạo. Bạn có thể liên hệ với Chợ Gạo Miền Tây để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn chi tiết. Chợ Gạo Miền Tây đang hợp tác với nhiều đại lý khắp các tỉnh thành. Trở thành đại lý của Chợ Gạo Miền Tây – Vinh Hiển Farm, bạn sẽ nhận được:

  • Sự tư vấn tận tình từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm
  • Setup cửa hàng gạo
  • Hướng dẫn cách tiếp thị tối ưu, giúp tăng doanh thu cho cửa hàng
  • Gạo đạt chuẩn HACCP, nguồn gốc rõ ràng, không dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật
  • Giá gạo sỉ tốt nhất thị trường
  • Nâng tầm thương hiệu để nhiều người biết đến
  • Phương thức đặt hàng đa dạng và hỗ trợ giao hàng tận nơi.
Mua gạo để mở đại lý uy tín, giá tốt tại Chợ Gạo Miền Tây
Mua gạo để mở đại lý uy tín, giá tốt tại Chợ Gạo Miền Tây
Chúc bạn thành công khi mở cửa hàng kinh doanh gạo nhé!

Tư vấn dịch vụ và mở đại lý

Chúng tôi đang đẩy mạnh cung cấp gạo sỉ và tìm đại lý có nhu cầu kinh doanh gạo. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sỉ gạo để phục vụ các suất ăn lớn, buôn bán sỉ,... Chợ Gạo Miền Tây là đối tác đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn.

  • Giá tại nhà máy
  • Hỗ trợ tập kết, khuân vác hàng hoá
  • Gọi ngay
    Hotline: 028.66599927
  • Gửi qua
    Email: info@gaovinhhien.vn
  • Đến trực tiếp
    Địa chỉ: Lầu 10, Toà nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7