Quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP

16:15 24.10.2019
Kinh nghiệm kinh doanh gạo

Xin chào các bạn đã đến với trang Chợ Gạo Miền Tây, kênh tư vấn chia sẻ kinh doanh gạo hàng đầu Việt Nam. Trong bài viết trước, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin ban đầu về tiêu chuẩn VietGAP. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tiêu chuẩn này. Trong bài viết này, Chợ Gạo Miền Tây sẽ đi vào chi tiết cụ thể với quy trình đạt chuẩn. Hãy cùng xem bài viết của chúng tôi nhé.

Image result for ruộng lúa
Ruộng lúa miền Tây (Nguồn: Internet)

Các yếu tố chính trong tiêu chuẩn VietGAP

– Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
– Giống
– Quản lý đất
– Phân bón
– Nước tưới
– Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
– Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
– Quản lý và xử lý chất thải
– An toàn lao động
– Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
– Kiểm tra nội bộ
– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Quy trình trồng trọt đúng chuẩn

Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất

  • Vùng sản xuất lúa theo VietGAP phải phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương. Được khảo sát, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước về các mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý. Trường hợp vùng sản xuất không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì phải có biện pháp khắc phục các mối nguy tiềm ẩn. Khi phân tích sản phẩm nếu mức độ ô nhiễm trong giới hạn cho phép thì vùng sản xuất đó vẫn được lựa chọn.
  • Vùng sản xuất lúa có mối nguy ô nhiễm cao và không thể khắc phục được thì không lựa chọn sản xuất theo VietGAP.

Quản lý đất

  • Hàng năm phải tiến hành đánh giá các mối nguy về hoá học, sinh học, vật lý của vùng đất trồng. Khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước.
  • Khi cần thiết phải xử lý các mối nguy tiềm ẩn từ đất, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của chuyên gia và phải ghi chép và lưu hồ sơ.
  • Nên có các biện pháp chống thoái hoá đất; ghi chép và lưu hồ sơ nếu áp dụng

Giống lúa

  • Giống lúa sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng, thuộc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
  • Khi sử dụng giống phải ghi chép về tên giống, cấp giống, nơi sản xuất giống, hoá chất xử lý hạt giống và mục đích xử lý (nếu có).
  • Phải sử dụng giống lúa cấp nguyên chủng hoặc xác nhận (I hoặc II) để sản xuất lúa theo VietGAP.

Phân bón (bao gồm chất bón bổ sung)

  • Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón. Nếu xác định có nguy cơ gây ô nhiễm. Cần áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên lúa. Ghi chép và lưu hồ sơ.
  • Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
  • Không sử dụng phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân hữu cơ truyền thống chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Hoặc rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp chưa qua chế biến. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian, phương pháp xử lý và lưu hồ sơ.
  • Cần lựa chọn loại phân bón giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho lúa. Sử dụng các giải pháp giảm lượng phân bón hóa học. Tăng cường sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ trong sản xuất lúa theo VietGAP.
  • Khi mua phân bón phải ghi chép rõ tên phân, nơi sản xuất, ngày/tháng/năm mua, số lượng mua, tên và địa chỉ người bán và lưu hồ sơ.
  • Các dụng cụ, nơi phối trộn và lưu giữ phân bón sau khi sử dụng cần được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên.
  • Nơi chứa phân bón hay khu vực để dụng cụ phối trộn phân bón phải độc lập, cách ly với khu bảo quản sản phẩm lúa và nguồn nước tưới.
  • Khi sử dụng phân bón phải ghi chép rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và lưu hồ sơ.

Nước tưới

  • Hàng năm cần đánh giá mối nguy gây ô nhiễm hóa học, sinh học từ nguồn nước sử dụng trong sản xuất lúa. Khi cần thiết phải tiến hành lấy mẫu, phân tích và đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật, quy định hiện hành của nhà nước và phải được ghi chép, lưu hồ sơ.
  • Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung. Hoặc các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất lúa theo VietGAP.
  • Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn. Phải thay thế bằng nguồn nước khác đạt tiêu chuẩn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu hồ sơ.

Ngoài ra còn có các yếu tố về:

  • Hóa chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)
  • Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
  • An toàn cho người lao động
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
  • Kiểm tra nội bộ
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Nếu các bạn có thắc mắc gì hoặc cần cung cấp thêm thông tin về tiêu chuẩn VietGAP. Hãy liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ

Bản quyền bài viết thuộc về Chợ Gạo Miền Tây – Thuộc thương hiệu Gạo Vinh Hiển

Số điện thoại: 028.66599927 – 094.471.2012 – 0907.282.012

Địa Chỉ: Số 44, Đường 41, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. HCM

Nhà Máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, xã yên Luông, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang

Email: info@gaovinhhien.vn | gaovinhhien.vn@gmail.com

Tư vấn dịch vụ và mở đại lý

Chúng tôi đang đẩy mạnh cung cấp gạo sỉ và tìm đại lý có nhu cầu kinh doanh gạo. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sỉ gạo để phục vụ các suất ăn lớn, buôn bán sỉ,... Chợ Gạo Miền Tây là đối tác đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn.

  • Giá tại nhà máy
  • Hỗ trợ tập kết, khuân vác hàng hoá
  • Gọi ngay
    Hotline: 028.66599927
  • Gửi qua
    Email: info@gaovinhhien.vn
  • Đến trực tiếp
    Địa chỉ: Lầu 10, Toà nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7