Nấu rượu từ gạo là một truyền thống của người Việt. Có nhiều loại gạo được dùng để nấu rượu, mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng. Bài viết này sẽ giới thiệu những loại gạo nấu rượu phổ biến và cách nấu rượu đậm vị, thơm ngon nhất. Cùng Chợ Gạo Miền Tây tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết này.
Nội dung bài viết
1. Gạo nấu rượu là gì?
Gạo nấu rượu chỉ là tên gọi của các loại gạo thông thường nhưng được dùng cho mục đích nấu rượu. Gạo sẽ được chọn lọc và phân loại thật kỹ trước khi đưa vào quy trình ủ rượu.
Tùy từng loại gạo mà rượu nấu ra sẽ có hương vị và mùi thơm khác nhau. Do đó, người nấu rượu nên căn cứ vào mục đích và khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến để chọn gạo nấu rượu phù hợp.
2. 10 KG gạo nấu được bao nhiêu lít rượu
Trong thực tế, rượu hay các thức uống có cồn đều có 1 lượng bay hơi nhất định. Thế nên, rất khó để định lượng chính xác thể tích rượu có thể nấu ra. Theo Chợ Gạo Miền Tây, với 10kg gạo, bạn có thể thu được từ 5 đến 7 lít rượu. Với trường hợp lên men tốt, có thể đạt được hiệu suất thu rượu là 80%.
3. Các loại gạo thích hợp để nấu rượu
Gạo nấu rượu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng rượu thu được sau khi nấu. Do đó, cần chọn đúng loại rượu thích hợp nhất. Có nhiều loại gạo có thể dùng để nấu rượu như gạo nếp, gạo tấm, gạo lứt, gạo tẻ,…
3.1. Gạo nếp nấu rượu
Hương thơm và vị ngọt đậm đà của rượu nấu từ gạo nếp rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian cần ủ để gạo lên men dài hơn. Do đó, nấu rượu từ gạo nếp được nhiều người nhận xét là khó khăn hơn so với gạo tấm hoặc gạo tẻ.
3.1.1. Gạo nếp sáp thơm
Gạo nếp sáp thơm có hạt gạo to, tròn, mẩy với màu trắng sữa. Các món ăn từ nếp sáp thơm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Chúng có hương thơm nhẹ, vị dẻo, ăn rất ngon. Gạo cũng có thể dùng để nấu rượu do đây là loại nếp mới với lớp cám gạo bao phủ bên ngoài.
3.1.2. Gạo nếp cái hoa vàng
Cái tên gạo nếp cái hoa vàng hẳn đã rất quen thuộc với nhiều người Việt. Gạo nếp cái hoa vàng có thể dễ dàng nhận biết nhờ hạt to tròn đều nhau, màu trắng đục như sữa rất đẹp. Loại nếp này sử dụng phổ biến trong các món ẩm thực truyền thống. Cơm nếp khi chín sẽ dẻo thơm rất ngon. Loại rượu nếp cái hoa vàng nổi tiếng chính là được ủ ra từ loại gạo nếp này.
3.2. Gạo tẻ làm rượu
Gạo tẻ là loại gạo nấu rượu phổ biến nhất, được ưa chuộng. Bởi giá thành nguyên liệu hợp lý. Tuy vậy, hương vị của rượu gạo tẻ không ngon như rượu nếp.
3.2.1. Gạo Tài Nguyên Chợ Đào
Gạo Tài Nguyên là loại gạo đặc sản của Chợ Đào thuộc Long An. Gạo Tài Nguyên hiện tại có hai loại là mùa vụ cũ và mùa vụ mới. Trong đó, so với gạo mới, loại gạo Tài Nguyên cũ được nhiều nơi ưa chuộng hơn. Người ta thường sử dụng gạo này trong chế biến loại thực phẩm như nấu rượu, làm bánh tráng,…
3.2.2. Gạo 504 cũ
Gạo 504 cũ là một trong những loại gạo nấu rượu phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm của gạo là bạc bụng, hình bầu, cơm nấu ra nở xốp. Ngoài ra, sản lượng gạo cũng cao nên giá cả ổn định. Nhiều người nấu rượu đánh giá loại gạo này tương đối dễ nấu, lại thơm ngon, được nước.
3.2.3. Gạo Khang Dân
Gạo Khang Dân được trồng nhiều ở miền Bắc. Đặc biệt là các tỉnh như Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Ninh,… Đặc điểm của gạo Khang Dân là hạt gạo nhỏ, thon, ít bị gãy và có màu trắng trong. Cơm nấu ra sẽ nở xốp, khô, không dính. Bên cạnh đó, dòng gạo này còn được dùng nhiều để làm bánh cuốn, bánh ướt, nấu rượu,… Rượu được nấu từ gạo Khang Dân có hương thơm, nhiều nước, nhưng lại khó nấu. Thời gian để ủ rượu cũng dài hơn những loại gạo khác.
3.2.4. Gạo tạp giao
Đây chính là loại gạo được dùng phổ biến nhất khi nhắc đến quá trình nấu rượu truyền thống. Gạo tạp giao được thu hoạch từ giống lúa tạp giao, chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Hải Hậu, Nam Định. Hạt gạo to đều, thơm nên cơm nở xốp, có hương vị đậm đà.
3.3. Nấu rượu từ gạo lứt
Gạo lứt được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung dưỡng chất, mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Khi được dùng để nấu rượu, thành phẩm cũng sẽ có nhiều công dụng tốt. Rượu gạo lứt trong suốt, có vị ngọt, hương thơm nồng. Uống đúng hàm lượng không chỉ không gây đau đầu, mà còn hỗ trợ giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa. Thậm chí là giảm nguy cơ mắc ung thư.
4. Cách chọn gạo nấu rượu ngon, đậm vị
Trong quy trình nấu rượu, chọn gạo là bước cực kỳ quan trọng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của rượu thu được. Rượu nếp vắt được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cái hoa vàng tốt nhất là vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa. Vì lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa. Gạo nếp phải thơm và không quá mới. Tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng. Vì gạo mới làm rượu sẽ không đậm đà. Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau.
Sau đây sẽ là những nguyên tắc chọn đúng gạo nấu rượu cho thành phẩm thơm ngon, đậm vị nhất.
- Chọn loại gạo dựa trên mục đích nấu rượu như gạo nếp, gạo tấm, gạo tẻ, gạo lứt,…
- Dưỡng chất trong gạo đều tập trung ở phần cám lụa mỏng bên ngoài. Do đó, phải chọn gạo nguyên cám để nấu rượu.
- Gạo nên có hạt to tròn, mẩy đều để rượu nấu ra sẽ có số lượng nhiều. Và hơn hết là sở hữu hương vị ngọt, thơm.
- Chọn mua gạo ở những cửa hàng, đại lý gạo có độ uy tín cao. Điều này để đảm bảo gạo chất lượng cùng giá thành tốt nhất.
Chọn men rượu phù hợp Trong quá trình lên men, các vi sinh vật có lợi trong men rượu sẽ phân hủy cơm rượu, chuyển hóa đường glucoza thành rượu etylic. Nếu quá trình này diễn ra thuận lợi, phân giải được càng nhiều thì lượng rượu nấu ra càng nhiều. Hiệu suất lên men phụ thuộc rất lớn vào loại men và kỹ thuật ủ men. Tùy vào từng loại men mà thời gian ủ nhanh hay chậm. Khi rải men, nếu bạn cho quá nhiều hay quá ít men sẽ đều ảnh hưởng đến khả năng phân giải và độ ngon của cơm rượu.
5. Mua gạo nấu rượu ở đâu thì uy tín?
Gạo nấu rượu cần được mua ở những cơ sở bán gạo đáng tin cậy. Khi đó mới có thể đảm bảo gạo chất lượng cao, cho rượu nấu ra ngon nhất. Chợ Gạo Miền Tây là nhà cung cấp gạo với nhiều loại gạo hàng đầu trên thị trường. Đây là địa chỉ uy tín được nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung và sản xuất rượu nói riêng lựa chọn. Các sản phẩm gạo đều được trải qua quá trình sàng lọc và đóng gói tiêu chuẩn, đảm bảo gạo không lẫn tạp chất, có giá cả hợp lý.
6. Bí quyết để nấu rượu ngon
Gạo ngon cũng cần được nấu đúng cách thì mới đảm bảo rượu nấu ra sẽ thơm ngon. Dưới đây là 5 tiêu chí bạn nên quan tâm để có rượu ngon.
- Chọn gạo nấu rượu thích hợp.
- Chọn đúng men nấu rượu chất lượng theo khẩu vị khách hàng.
- Nhiệt độ nấu rượu phải đảm bảo chuẩn.
- Đầu tư vào các trang thiết bị nấu rượu hiện đại, chuyên nghiệp hơn.
- Nắm rõ quy trình nấu rượu.
- Cần lưu ý về độ chuẩn của nhiệt độ khi nấu rượu
7. Hướng dẫn cách nấu rượu từ gạo
Nấu rượu gạo truyền thống là cả một quy trình gồm nhiều bước. Mỗi bước đều yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo tay của người nấu. Từ đó giúp cho rượu thành phẩm thơm ngon và năng suất nhất.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chọn nguyên liệu là bước đầu tiên. Đây cũng là bước đóng vai trò quan trọng quyết định rượu có ngon hay không. Vì thế, bạn cần chọn được đúng gạo nấu rượu tốt. Đồng thời phù hợp với mục đích nấu rượu cũng như đối tượng sử dụng. Tiếp đến là chọn bánh men, có thể chọn tùy theo sở thích và kinh nghiệm của người nấu. Có nhiều loại bánh men như men lá, men thuốc bắc, men vi sinh,… Dù loại men nào cũng cần lưu ý chọn mua ở những nơi uy tín.
- Nguyên liệu chính cần chuẩn bị là gạo và bánh men để nấu rượu
Bước 2: Nấu cơm rượu
Hãy ngâm gạo rồi vo thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, sạn, trấu còn lẫn trong gạo. Lượng gạo phụ thuộc vào mục đích nấu. Có thể sử dụng cho gia đình hoặc dùng để kinh doanh. Đổ gạo sạch vào một chiếc nồi to để bắt đầu nấu cơm rượu. Tỉ lệ rượu và nước thường được áp dụng là 1:1 sẽ cho ra cơm ngon nhất, không bị nát hay nhão.
- Để cơm rượu ngon, tỷ lệ rượu và nước nên là 1:1
Bước 3: Trộn men
Lượng men cần dùng sẽ tương ứng với lượng gạo. Cứ 1kg gạo thì dùng 25 – 35g men. Làm nhuyễn men bằng cách xay nhuyễn hoặc đập nát. Chờ sau khi cơm nguội bớt là có thể rắc men lên trên. Lưu ý nên rắc đều trên bề mặt. Sau đó trộn đều lại để đảm bảo chỗ nào cũng được phủ men.
- Rắc men lên sau khi cơm rượu đã nguội
Bước 4: Ủ men làm rượu
Bước này bao gồm 2 giai đoạn là ủ men khô và ủ men ướt. Giai đoạn ủ men khô: Để cơm nếp đã rắc men vào trong hũ thủy tinh, cũng có thể sử dụng bình gốm, rồi đậy kín. Sau khoảng 4 – 5 ngày, cơm rượu sẽ dậy nước. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 28 – 32 độ C. Nếu nhiệt độ ngoài trời thấp thì có thể tiến hành ủ gần bếp. Còn trời nóng thì cần dùng điều hòa. Nếu không rượu sẽ khó đạt chuẩn, nhanh chua, năng suất thấp.
- Ủ men khô trong bình thủy tinh
Giai đoạn ủ men ướt: Tiến hành sau khi đã ủ men khô xong. Hãy thêm nước vào cơm rượu đã lên men theo tỷ lệ 1:1.5. Tức là cứ 10kg gạo thì thêm 15 lít nước. Đậy kín lại và để ủ trong 1 – 2 tuần. Thời gian chính xác còn tùy thuộc vào thời tiết. Trường hợp nếm thử cơm và nước mà thấy cay, nước trong. Điều này đồng nghĩa với việc rượu lên men đã có thể chuyển qua bước chưng cất.
- Ủ men ướt khoảng 1 – 2 tuần
Bước 5: Chưng cất rượu
Bước này thực hiện bằng phương pháp chưng cách thủy từ các dụng cụ chuyên dụng. Giai đoạn chưng cất rượu rất quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng rượu thu được. Ngày nay, người ta thường dùng nồi chuyên dụng bằng điện để dễ dàng chưng cất rượu hơn. Đầu tiên, đun sôi rượu và nước trong nồi nấu rượu. Rượu sẽ sôi ở nhiệt độ khoảng 78 độ C, bốc hơi qua chóp nắp, đi qua ống dẫn hơi rồi đến ruột gà. Hơi nước tiếp tục đi qua bể làm mát. Ở đây, chúng sẽ ngưng tụ thành rượu.
Trên đây là thông tin về những loại gạo nấu rượu thường được sử dụng cho ra thành phẩm rượu ngon, thơm nhất. Gạo mua ở những cơ sở uy tín như Chợ Gạo Miền Tây sẽ cho sản lượng rượu thu được nhiều với chất lượng tốt hơn. Đừng quên theo dõi Chợ Gạo Miền Tây để cập nhật giá cả và thông tin những loại gạo ngon trên thị trường hiện nay.