Khi thấy gạo đột nhiên có mùi hôi lạ, bị mốc, bạn đừng vội lo lắng và vứt bỏ gây lãng phí gạo. Chợ Gạo Miền Tây sẽ hướng dẫn những cách khử mùi hôi của gạo cực hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến gạo có mùi hôi, có mùi mốc
Gạo bị mốc là tình trạng gạo xuất hiện nấm mốc, hạt gạo có hiện tượng chuyển sang màu vàng đục hoặc xanh. Lý do là bởi vì do gạo để lâu ngày bên ngoài cùng với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, gạo bị nhiễm ẩm dẫn đến mốc.
Không ít người phải lo lắng tìm cách khử mùi hôi của gạo. Vì hiện rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gạo có mùi hôi và ẩm mốc. Đó có thể do quá trình sản xuất kém chất lượng hay quy trình thu hoạch hạt gạo không được tỉ mỉ.
Các lý do phổ biến nhất dẫn đến gạo có mùi hôi, bị mốc khi bảo quản tại nhà như:
- Bảo quản gạo không khép kín, côn trùng dễ chui vào.
- Để gạo ở nơi ẩm thấp lâu ngày khiến gạo có mùi hôi.
- Gạo có mảng bám do vi khuẩn nấm mốc gây ra.
- Để gạo tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp quá lâu.
2. Gạo bị mốc có ăn được không? Cách nhận biết gạo bị mốc
2.1. Cách nhận biết gạo bị mốc
- Quan sát: Gạo mốc thường có màu sắc khác biệt so với gạo bình thường, chuyển sang màu xám, đen hoặc nâu. Hạt gạo có thể bị dính chặt vào nhau, xuất hiện những đốm mốc trắng hoặc xanh.
- Mùi hương: Gạo mốc có mùi hôi, ẩm mốc, khó chịu, khác với mùi thơm tự nhiên của gạo ngon.
- Cảm nhận: Gạo mốc khi sờ vào sẽ có cảm giác ẩm ướt, dính tay.
Xem thêm: Gạo để được bao lâu? Để lâu có ăn được không?
Một trường hợp khác khi làm bánh xèo, để dễ xay gạo làm bột, nhiều gia đình thường ngâm gạo trước trong nước. Sau 24 giờ, nếu gạo ngâm bị đổi màu, nghĩa là gạo đã bắt đầu bị mốc. Tình trạng này xảy ra là do gạo trước đó đã có dấu hiệu mốc, khi tiếp xúc với nước càng đẩy nhanh quá trình diễn ra hơn. Trường hợp này, không nên tiếp tục sử dụng mà hãy bỏ đi.
Gạo bị mốc có ăn được không?
Gạo bị mốc có thể chứa các loại nấm mốc độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nên không ăn được.
Một số nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:
- Nhiễm độc: Gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
- Dị ứng: Gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Làm cho cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.
- Ung thư: Một số loại nấm mốc có thể gây ung thư.
Xem thêm: Gạo bị mọt có ăn được không?
Gạo bị mốc không chỉ sản sinh ra các chất độc hại mà còn có mùi khó chịu. Việc sử dụng gạo mốc trong bữa ăn hàng ngày sẽ khiến cho khẩu vị người dùng trở nên kém hấp dẫn và không ngon miệng như trước.
Hơn nữa, gạo bị mốc cũng có thể bị xâm nhập bởi mọt, gây tổn thương cho hạt gạo và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên tránh sử dụng gạo mốc hoặc gạo mọt.
2. 9+ cách khử mùi hôi gạo bị mốc đơn giản tại nhà
Nếu gặp phải trường hợp gạo có mùi hôi, bị nấm mốc, bạn đừng vội vứt đi. Vì vẫn có cách khử mùi hôi của gạo giúp bảo toàn độ thơm ngon như mới. Chợ Gạo Miền Tây sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp cực đơn giản tại nhà sau đây.
2.1. Khử mùi hôi bằng giấm
Giấm được biết là một loại gia vị phổ biến dùng để nêm nếm trong các bữa ăn gia đình. Bên cạnh đó, giấm còn được sử dụng như một chất tẩy rửa thực phẩm, khử mùi và làm sạch hiệu quả. Vậy nên, bạn có thể dễ dàng sử dụng giấm để khử mùi hôi của gạo. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho gạo vào nồi, đổ nước xâm xấp vừa đủ trên mặt gạo.
- Bước 2: Bỏ 1 – 2 muỗng cà phê giấm vào và ngâm trong vòng 30 phút.
- Bước 3: Sau đó xả sạch gạo lại với nước lạnh và nấu cơm như bình thường.
Bạn đừng lo về việc bỏ giấm vào sẽ bị chua. Bởi liều lượng 1 – 2 muỗng cà phê giấm sẽ không đủ để ngấm vào gạo. Hương vị của gạo vẫn sẽ như bình thường và không có mùi chua khó chịu.
2.2. Loại bỏ mùi hôi của gạo bằng dầu ăn
Nếu không có sẵn giấm, bạn có thể dùng dầu ăn để khử mùi. Song, lưu ý không nên dùng quá nhiều dầu vì sẽ khiến gạo mất đi vị ngon. Cụ thể, cách khử mùi hôi của gạo với dầu ăn qua 4 bước sau:
- Bước 1: Xả sạch gạo với nước lạnh và để khô ráo.
- Bước 2: Để chảo lên bếp, cho vào 1 – 2 muỗng canh dầu và để dầu sôi một chút.
- Bước 3: Sau đó cho gạo vào, khuấy đều trong vòng 1 – 2 phút.
- Bước 4: Cho nước vào nồi và nấu cơm như bình thường.
2.3. Khử mùi gạo bằng nước đá lạnh
Đá có công dụng tuyệt vời trong việc hút bớt mùi từ gạo. Hơn thế nữa, nó còn giúp tăng lượng axit amin, ngăn chặn các enzym phá huỷ độ ngọt tự nhiên của gạo. Vậy nên, đừng ngại sử dụng đá để giúp cho hạt cơm của bạn thêm ngon hơn.
Sử dụng đá lạnh là một trong những cách khử mùi hôi của gạo dễ dàng nhất tại nhà. Bạn chỉ cần rửa sạch gạo và ngâm nước đá trong vòng 30 phút là đã có thể khử sạch mùi.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Gạo Được Lâu
2.4. Chọn gạo mới, chất lượng để hạn chế mùi hôi
Gạo có mùi hôi không hoàn toàn do lỗi bảo quản. Tình trạng này cũng có thể xuất phát từ dây chuyền sản xuất không đạt chuẩn chất lượng. Vì thế, lúc chọn gạo, bạn cần chú ý kĩ đến mùi thơm thoang thoảng tỏa ra từ hạt gạo.
Phải chọn những hạt gạo tròn, bóng, không bị gãy. Nhưng cũng không nên chọn gạo quá trắng vì có thể hạt đã bị tẩy rửa. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm ra loại gạo chất lượng bằng cách thử cho gạo vào miệng nhai sống để cảm nhận được độ thơm, thanh và ngọt nhẹ.
2.5. Vo gạo kỹ để loại bỏ mùi hôi
Vo gạo cũng là một cách khử mùi hôi của gạo hiệu quả. Việc này giúp loại bỏ tạp chất lẫn trong gạo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên vo gạo từ 1 – 2 lần nước. Không nên vo quá kỹ sẽ khiến gạo mất đi chất dinh dưỡng vốn có.
2.6. Ngâm gạo kỹ để khử mùi
Một mẹo để gạo trở nên dẻo hơn sau khi nấu cơm đó là ngâm trong vòng 20 phút. Nhờ đó, gạo có thời gian hấp thụ nước trước. Bước này vừa giúp cho hạt gạo trở nên thơm, mềm, dẻo hơn, vừa loại bỏ mùi hôi ẩm mốc. Chính vì vậy, sau khi vo gạo, đừng vội nấu cơm liền mà hãy thử cách này trước.
2.7. Xới cơm đúng cách để không có mùi hôi
Khi cơm vừa chín, hãy mở nắp nồi và xới đều cơm ở bên trong để hơi nước bốc lên, sau đó đóng nắp lại và để thêm 10 phút nữa. Việc này sẽ giúp cho hạt cơm của bạn tơi đều, tránh bị nhão do đọng nước và khử mùi hôi gạo hiệu quả.
2.8. Khử mùi hôi gạo bằng sữa tươi
Sữa tươi giúp tăng độ béo cho hạt gạo rất tốt. Bạn có thể cho sữa tươi cùng nước vào gạo sau khi vo với tỉ lệ 3:1 và nấu cơm như bình thường. Sau khi chín, bạn sẽ cảm nhận được hạt gạo thơm hơn thường ngày, có độ dẻo, béo. Cách khử mùi hôi của gạo với sữa tươi này còn giúp bữa cơm thơm ngon hơn.
2.9. Loại bỏ mùi hôi gạo bằng muối
Muối có công dụng rất tốt trong việc làm sạch và khử mùi gạo. Nhiều người sợ bỏ muối khi nấu thì cơm sẽ không còn ngon. Tuy nhiên, việc bỏ ít muối sẽ không khiến cơm bị mặn. Ngược lại còn giúp cho hạt gạo được sạch và thơm.
3. Chọn mua và bảo quản gạo đúng cách để tránh mùi hôi
3.1. Bảo quản gạo tránh bị mốc, có mùi hôi
Do gạo là thực phẩm thiết yếu, sử dụng hằng ngày nên cần bảo quản tốt, đảm bảo an toàn sức khỏe. Gạo có vấn đề bỏ đi cũng rất lãng phí tiền của và công sức người nông dân.
Hãy để gạo ở trong thùng kín, đặt ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu gạo lỡ có mùi hôi, nấm mốc bạn hãy thử vận dụng ngay các cách khử mùi hôi của gạo mà Chợ Gạo Miền Tây chia sẻ ở trên.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguồn gốc xuất xứ của gạo cũng rất quan trọng. Vì đôi khi việc gạo có mùi, nấm mốc cũng xuất phát từ khâu sản xuất gạo của đơn vị cung cấp. Bạn không nên lựa chọn mua gạo theo mùa vì gạo để lâu dễ có mùi lạ. Thay vào đó, hãy tìm hiểu thương hiệu gạo có thông tin, kiểm định đầy đủ.
Để tránh được phiền phức phải tìm cách khử mùi hôi của gạo, hãy lựa chọn thương hiệu cung cấp gạo uy tín, chất lượng ngay từ ban đầu, bạn sẽ đỡ mất nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề phát sinh.
Chợ Gạo Miền Tây là một hãng gạo quen thuộc với người tiêu dùng với giá cả bình ổn và nguồn gốc chất lượng tốt. Tất cả bao gạo của Chợ Gạo Miền Tây đều được sản xuất dưới dây chuyền hiện đại, kỹ càng, sạch sẽ. Gạo được thu hoạch một cách cẩn thận, tránh bị nấm mốc hay có mùi hôi. Hạt gạo đều và bóng chính là yếu tố giúp bữa cơm gia đình thơm ngon.
Xem thêm: Cách bảo quản gạo được lâu không bị mốt mọt
3.2. Chọn mua gạo gạo chất lượng
Bạn nên chọn mua gạo tại các cửa hàng bán gạo uy tín để tránh mua phải gạo kém chất lượng, gạo cũ, gạo có tẩm hóa chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe bản thân và gia đình.
Một số mẹo chọn mua gạo chất lượng tránh bị nấm mốc:
- Màu sắc: Gạo ngon có màu trắng sáng, đều màu. Tránh mua gạo có màu trắng đục, ngả vàng hoặc có đốm đen.
- Hạt gạo: Hạt gạo nguyên vẹn, không bị nứt vỡ, sứt mẻ. Tránh mua gạo có nhiều hạt lép, vụn.
- Mùi hương: Gạo ngon có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng. Tránh mua gạo có mùi hôi, ẩm mốc hoặc có mùi lạ.
- Độ ẩm: Dùng tay vốc gạo, nếu cảm thấy gạo khô ráo, không dính tay là gạo tốt. Tránh mua gạo có cảm giác ẩm ướt, dính tay.
- Tạp chất: Dùng tay nhặt thử một ít gạo, nếu không có sạn, bụi bẩn hoặc các tạp chất khác là gạo tốt.
- Nguồn gốc xuất xứ: Lựa chọn mua gạo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
Xem thêm: Cách chọn gạo ngon cho gia đình an toàn sức khỏe
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho bạn có cách khử mùi hôi của gạo nhanh chóng, hiệu quả. Nếu bạn muốn mua gạo thơm ngon, chất lượng thì hãy liên hệ ngay cho Chợ Gạo Miền Tây. Chúng tôi luôn đem đến những hạt gạo chất lượng, giúp khách hàng yên tâm về sức khỏe và độ thơm ngon cho bữa cơm gia đình.
Bài viết liên quan: