Gạo là thực phẩm cần thiết để nấu cơm hàng ngày. Nhiều gia đình thường mua gạo trữ sẵn để ăn lâu ngày, giúp tiết kiệm chi phí và đỡ tốn công đi mua. Vậy cách bảo quản gạo như thế nào để tránh tác động của mối mọt, ẩm mốc và giữ được độ ngon? Hãy cùng Chợ Gạo Miền Tây khám phá ngay dưới đây.

Nội dung bài viết
1. Mối mọt, mốc ẩm gạo là gì?
Mối mọt có trong gạo là một loại côn trùng gây hại đến các loại hạt ngũ cốc như gạo, ngô, lúa,… Lâu ngày, chúng sẽ khiến giá trị dinh dưỡng và hương vị của các thực phẩm này bị giảm đi. Tương tự như mối mọt, mốc ẩm gạo cũng là một trong những tác nhân tiềm ẩn gây hại đến sức khỏe người dùng.
Gạo để lâu ngày không được bảo quản tốt, kết hợp với không khí nóng sẽ dễ bị nhiễm ẩm, chuyển màu sang xanh hoặc vàng đục và lên mốc. Bị ẩm mốc đồng nghĩa với việc chất lượng và độ ngon dẻo của gạo đã giảm, không nên tiếp tục sử dụng.

Ăn phải gạo bị mọt hoặc ẩm mốc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Điển hình là các tình trạng sốt, đau bụng, tiêu chảy,… và nặng hơn có thể phải nhập viện để điều trị.
2. Cách bảo quản gạo được lâu, không lo bị mối mọt
Làm thế nào để bảo quản, lưu trữ gạo hiệu quả trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mà vẫn không làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo? Dưới đây là những thông tin hữu ích về cách bảo quản gạo cực kỳ đơn giản tại nhà.
2.1. Cách giữ gạo không bị mọt: Để nơi khô thoáng
Điều kiện môi trường, nhiệt độ luôn là nguyên nhân trực tiếp khiến vi khuẩn và ẩm mốc phát triển. Do đó, cách bảo quản gạo sử dụng lâu dài là nên để gạo ở nơi thoáng mát, khô ráo. Đặc biệt tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp gạo được bảo quản tốt hơn, giữ nguyên chất lượng và hương vị thơm ngon.

2.2. Cất trữ gạo trong tủ lạnh
Khác với cách bảo quản sâu gạo, phải để ở nhiệt độ trên 17 độ C, bạn có thể lưu trữ gạo ăn cho gia đình trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 15 độ C. Hãy bảo quản gạo trong tủ lạnh và lấy một lượng vừa đủ dùng ra nhiệt độ thường khoảng 4 – 5 ngày trước khi sử dụng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng uy tín trên thế giới, cách bảo quản gạo này sẽ bảo toàn chất lượng. Và cũng không lo tác hại từ các loại mối mọt hay côn trùng.

Trong trường hợp, bạn cần lưu trữ một số lượng gạo lớn trong tủ lạnh thì có thể chia nhỏ gạo vào các túi zipper để bảo quản. Ngoài gạo ra thì bạn cũng có thể sử dụng cách này để bảo quản các loại gia vị hay ngũ cốc thường sử dụng trong các bữa ăn gia đình.
2.3. Dùng muối để bảo quản gạo
Sử dụng muối cũng là cách bảo quản gạo hiệu quả cho gia đình ngay tại nhà. Hãy rắc một lượng muối vừa đủ vào thùng đựng gạo. Lưu ý, không nên rắc quá nhiều vì có thể khiến gạo bị mặn và đẩy nhanh quá trình sinh sôi ẩm mối.

2.4. Dùng tro bếp để gạo không bị mọt
Hãy đặt dưới đáy thùng đựng gạo một lớp tro dày từ 3 – 4cm. Tiếp theo, phủ lớp vải phin hoặc giấy trắng lên trên, đổ đầy gạo và đậy kín nắp thùng. Với cách này, bạn có thể để gạo lâu ngày và sử dụng bình thường mà không lo tác hại từ ẩm mốc.

2.5. Sử dụng rượu trắng
Đặc tính của rượu trắng là khử khuẩn tốt, tiêu diệt mốc ẩm và các loại mọt cực kỳ hiệu quả. Do đó, để gạo giữ được nguyên vị và độ thơm ngon thì bạn có thể bảo quản bằng rượu trắng.
Cách giữ gạo không bị mọt với rượu trắng tương đối đơn giản. Chỉ cần đựng 50ml rượu trắng trong ly và vùi trong thùng đựng gạo. Hãy đảm bảo đặt miệng ly rượu cao hơn mặt gạo và đậy kín nắp thùng.

2.6. Lưu trữ gạo trong hộp đựng, túi kín
Bạn cũng có thể linh hoạt lưu trữ và bảo quản gạo trong các hộp đựng hoặc túi kín. Khi sử dụng cách này, nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hộp đựng không bị hở và túi không bị rách.
Khuyến khích để hộp, túi đựng gạo ở nơi thoáng mát, cách mặt đất khoảng 20 – 30cm để ngăn chặn hiệu quả mối mọt, mốc gạo và côn trùng.

2.7. Ứng dụng lá sầu đâu và ớt khô
Đây là cách bảo quản gạo dân gian đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Hãy cho vào thùng đựng gạo một vài trái ớt khô hoặc một nắm lá sầu đâu. Mùi vị cay nồng của ớt khô tạo độ hăng và làm côn trùng khó chịu mà bỏ đi.

Tùy vào lượng gạo ít hay nhiều mà gia giảm lượng ớt khô và lá sầu đâu phù hợp để cho vào thùng đựng gạo. Hai nguyên liệu này sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa mối mọt, ẩm gạo và giữ chất lượng của gạo được lâu hơn.
3. Cách xử lý khi gạo bị mọt ăn
Trong trường hợp gạo bị mọt ăn, hãy sàng gạo nhẹ nhàng cho đến khi mọt rơi ra hết. Sau đó, phơi gạo ở nơi đảm bảo khô ráo và thoáng gió để những con mối còn sót lại trong gạo sẽ tự rời đi. Tuyệt đối không nên đem gạo bị mọt phơi ngoài trời nắng. Nếu làm vậy sẽ vô tình làm mối mọt chui lại vào gạo để ẩn náu vì các loài này rất sợ ánh sáng.

Gạo tuy đã loại bỏ hết mối mọt nhưng chất lượng cũng khó có thể giữ được như ban đầu. Gạo có thể mất nước, khô, vụn và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng lại gạo đã bị mọt ăn nghiêm trọng.
4. Một vài lý do dẫn đến tình trạng gạo bị mọt
Nhiều người nghĩ gạo trữ lâu ngày không sử dụng sẽ tự sinh ra ẩm mốc hoặc mối mọt. Trên thực tế, điều này là không hoàn toàn đúng. Vì có thể mầm mống mọt đã có sẵn trong gạo từ khi được mua về. Qua một khoảng thời gian, sâu mọt mới nở và thoát ra ngoài để ăn gạo.
Gạo vừa mới bị nhiễm ấu trùng hay sâu mọt chưa nở thì vẫn có cách khắc phục đơn giản. Đó là chế biến gạo thông qua đun nấu nhanh chóng. Điều này sẽ giúp giữ được chất lượng dinh dưỡng và độ thơm ngon của gạo.

5. Gạo để được bao lâu sau khi mua về?
Vào mùa thu, gạo có thể bảo quản tốt trong một tháng. Ngược lại, trong những ngày hè nóng bức có nhiệt độ cao, thời gian bảo quản chỉ còn 2 tuần. Vì vậy, khi mua gạo, bạn nên cân nhắc mua lượng gạo vừa đủ, không nên trữ quá lâu.
6. Bảo quản cơm gạo lứt có giống với gạo tẻ hay không?
Trên thực tế, gạo lứt và gạo tẻ đều có cách bảo quản gạo giống nhau. Gạo lứt cũng không thể tránh khỏi tình trạng gây hại của mối mọt, ẩm mốc hay vi khuẩn nếu không lưu trữ đúng cách và dùng trong thời hạn quy định.
7. Gạo để lâu có ăn được không? Mua gạo ngon, giá rẻ tại Chợ Gạo Miền Tây
Hầu như tất cả các loại thực phẩm đều có hạn sử dụng riêng và gạo cũng vậy. Mỗi loại gạo sẽ được quy định thời hạn khác biệt. Ngoài ra, điều kiện bảo quản cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hạn dùng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thực tế, hãy tìm hiểu kỹ về thời hạn và chất lượng hiện tại của gạo.
Thông thường, gạo trắng có hạn lên đến 2 năm, nhưng ở điều kiện bình thường chỉ có thể dùng trong 1 – 2 tháng. Gạo sử dụng tại gia đình có được lâu hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào cách bảo quản.

Tuy nhiên, qua thời gian, thành phần dinh dưỡng trong gạo sẽ giảm dần, cũng như mất đi, hương vị, độ thơm ngon ban đầu. Do đó, tốt nhất nên sử dụng gạo càng sớm càng tốt.
Chợ Gạo Miền Tây vừa đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cách bảo quản gạo tại nhà. Hy vọng áp dụng phương pháp này sẽ giúp bạn giữ được chất lượng gạo thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm những dòng gạo ngon, dẻo thơm, chất lượng thì hãy liên hệ với Chợ Gạo Miền Tây để nhận tư vấn ngay hôm nay.
CHỢ GẠO MIỀN TÂY
- Nhà máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, Xã Yên Luông, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
- Trụ sở giao dịch: Lầu 10, Tòa nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
- Hotline: 028.665.999.27 – 0907.282.012
- Email: info@gaovinhhien.vn – gaovinhhien@gmail.com