Hướng dẫn xử lý gạo bị mốc và bảo quản đúng cách

13:48 20.07.2023
Góc chia sẻ

Gạo là một nguyên liệu quan trọng trong bữa cơm gia đình. Trong quá trình lưu trữ, gạo có thể bị mốc và gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, việc biết cách xử lý gạo bị mốc tại nhà là đóng vai trò quan trọng. Chợ Gạo Miền Tây sẽ gợi ý các cách đơn giản để giữ cho gạo luôn thơm ngon.

Hướng dẫn xử lý gạo bị mốc và bảo quản đúng cách
Hướng dẫn xử lý gạo bị mốc và bảo quản đúng cách

1. Gạo bị mốc là gạo gì?

Gạo bị mốc là tình trạng hạt gạo xuất hiện nấm mốc, phát triển trên bề mặt hoặc bên trong. Mốc là một loại nấm gây hại cho sức khỏe con người vì có thể sản sinh ra các loại độc tố như Aflatoxin.

Gạo bị mốc gây hại đối với sức khỏe con người
Gạo bị mốc gây hại đối với sức khỏe con người

Khi ăn phải gạo bị mốc, con người có thể mắc phải các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa. Thậm chí, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến ung thư gan. Do đó, gạo mốc không an toàn để sử dụng và nên được loại bỏ. Để tránh tình trạng gạo xuất hiện mốc, cần lưu trữ gạo ở nơi khô ráo và thoáng khí.

2. Cách nhận biết gạo đang bị mốc

Gạo bị mốc thường có hình dạng không đều, có thể xuất hiện những vết nứt hoặc tụt hạt do quá trình phát triển của nấm mốc. Ngoài hình dáng, việc quan sát màu sắc hạt gạo sẽ hỗ trợ bạn biết loại nào ngon và sử dụng được.

Gạo thông thường sẽ có màu trắng trong, một số loại gạo không được cà sạch sẽ có màu trắng hơi đục. Trong khi đó, gạo bị mốc thường có màu vàng nhạt hoặc có những vết mốc đen. Và thường có độ ẩm cao hơn gạo tươi. Để xác định, bạn có thể chạm vào gạo và cảm nhận độ ẩm trên tay.

Gạo bị mốc sẽ có các vết mốc đen hoặc màu vàng nhạt
Gạo bị mốc sẽ có các vết mốc đen hoặc màu vàng nhạt

Một trường hợp khác khi làm bánh xèo, để dễ xay gạo làm bột, nhiều gia đình thường ngâm gạo trước trong nước. Sau 24 giờ, nếu gạo ngâm bị đổi màu, nghĩa là gạo đã bắt đầu bị mốc. Tình trạng này xảy ra là do gạo trước đó đã có dấu hiệu mốc, khi tiếp xúc với nước càng đẩy nhanh quá trình diễn ra hơn. Trường hợp này, không nên tiếp tục sử dụng mà hãy bỏ đi.

3. Gạo bị mốc thì có ăn được hay không?

Gạo bị mốc là nơi sản sinh chất Aflatoxin – một chất rất độc. Ở nhiệt độ thường Aflatoxin khó bị phân huỷ, nhưng chúng có thể suy giảm khi nấu ở nhiệt độ 120°C và ít nhất trong 30 phút.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell (Mỹ), chất Aflatoxin có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Các triệu chứng ngộ độc gây ra bởi Aflatoxin bao gồm nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, mất ý thức. Và có thể dẫn đến tử vong do phù não, tổn thương gan, tim, thận tích mỡ.

Ăn phải gạo bị mốc dễ gây ra tình trạng đau bụng, nôn ói,...
Ăn phải gạo bị mốc dễ gây ra tình trạng đau bụng, nôn ói,…

Gạo bị mốc không chỉ sản sinh ra các chất độc hại mà còn có mùi khó chịu. Việc sử dụng gạo mốc trong bữa ăn hàng ngày sẽ khiến cho khẩu vị người dùng trở nên kém hấp dẫn và không ngon miệng như trước.

Hơn nữa, gạo bị mốc cũng có thể bị xâm nhập bởi mọt, gây tổn thương cho hạt gạo và làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình, bạn nên tránh sử dụng gạo mốc hoặc gạo mọt.

4. Hướng dẫn khử mùi mốc của gạo

Mùi mốc trong gạo là vấn đề thường gặp trong việc lưu trữ và bảo quản gạo. Mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của gạo. Đồng thời có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng phải gạo bị nhiễm mốc. Vì vậy, việc khử mùi mốc của gạo là quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng khi sử dụng.

Nếu gạo chỉ bị mốc một phần, bạn nên bỏ phần đó đi. Phần còn lại có thể xử lý bằng cách mang đi sấy hoặc phơi dưới ánh nắng trực tiếp để tránh lãng phí. Để khử bớt mùi mốc của gạo, bạn cần vo thật sạch với nước trước khi mang đi phơi. Khi gạo đã khô, cần bảo quản gạo trong bao hoặc thùng cẩn thận nhằm tránh ẩm mốc lần nữa.

Có thể mang gạo chưa bị mốc nghiêm trọng đi phơi hoặc sấy để khử mùi
Có thể mang gạo chưa bị mốc nghiêm trọng đi phơi hoặc sấy để khử mùi

Để khử mùi mốc của gạo, bạn có thể thêm một vài miếng vỏ cam vào nồi gạo trước khi nấu. Bởi vỏ cam có khả năng hấp thụ mùi hôi tốt và tạo mùi thơm tự nhiên. Khi gạo nấu chín, bạn chỉ cần lấy vỏ cam ra khỏi nồi. Mùi thơm từ vỏ cam sẽ giúp làm bay mùi mốc và mang lại hương vị thơm ngon cho gạo.

Những cách này có thể giảm bớt phần nào mùi mốc của gạo. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng phương pháp này không hoàn toàn loại bỏ được các chất độc gây hại từ mốc. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng phần gạo này.

5. Cách để chọn mua và bảo quản gạo hiệu quả, tránh bị mốc

Để giữ gạo được thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, bạn cần biết cách chọn mua và bảo quản đúng chuẩn.

5.1. Cách chọn mua

Khi mua gạo, bạn nên chọn những hạt trắng sáng và không có mùi lạ. Gạo nên có hạt đều, không bị nứt nẻ hay có tạp chất. Lúc mua, bạn cũng có thể cầm một chút trong tay để kiểm tra độ ẩm của gạo. Vì gạo dễ hút ẩm nên ưu tiên chọn mua gạo đã được đóng gói trong bao bì, túi kín hoặc được hút chân không. Cách đóng gói gạo có thể làm tối thiểu hoá việc ẩm mốc hay mọt.

Nên chọn gạo được đựng trong túi kín hoặc đã hút chân không
Nên chọn gạo được đựng trong túi kín hoặc đã hút chân không

Ngoài ra, bạn cũng cần đọc kỹ thông tin trên bao bì để kiểm tra nguồn gốc và quy trình sản xuất gạo. Đặc biệt, để tránh mua phải gạo bị mốc do bảo quản không cẩn thận, bạn nên tìm hiểu và chọn mua gạo ở các cơ sở uy tín.

5.2. Cách bảo quản

Sau khi mới mua gạo về, việc bảo quản gạo đúng cách là cần thiết. Bởi điều này giúp giữ cho gạo không bị hỏng và xảy ra tình trạng mốc. Một số gợi ý để bảo quản gạo đúng cách với các phương pháp đơn giản tại nhà:

  • Vật dụng chứa gạo phải thật được đậy kín, khô ráo và sạch sẽ
  • Đặt gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh đặt trực tiếp trên đất hoặc những nơi ẩm ướt
  • Không nên để gạo ở nơi bị nắng chiếu trực tiếp vì ánh sáng có thể làm mất đi chất lượng và dinh dưỡng của gạo
  • Có thể bỏ gạo vào các túi đựng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
  • Đảm bảo không để gạo tiếp xúc với các chất gây hại như hóa chất hoặc mùi hôi từ các loại thực phẩm khác
  • Kiểm tra gạo thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của mùi hôi, màu sắc thay đổi hay hạt gạo bị mềm, mục
Bảo quản gạo bằng những vật dụng khô ráo và đậy nắp thật kín
Bảo quản gạo bằng những vật dụng khô ráo và đậy nắp thật kín

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các phương pháp dân gian để chống mốc hiệu quả cho gạo.

  • Bạn cho vài tép tỏi đã bóc vỏ vào trong thùng gạo để bảo quản. Bởi tỏi có tính diệt khuẩn mạnh nên dễ xua đuổi côn trùng và loại bỏ vi khuẩn tối ưu.
  • Rắc một ít muối vào thùng gạo rồi đậy kín nắp, bảo quản như bình thường. Cách làm này giúp đuổi côn trùng cùng mối mọt hiệu quả.
  • Cho một nắm lá sầu đâu vào trong thùng gạo. Lá sầu đâu là một loại lá có đặc tính diệt khuẩn, kháng nấm tự nhiên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mối mọt trong gạo.
Chống gạo mốc bằng tỏi
Chống gạo mốc bằng tỏi

Chợ Gạo Miền Tây vừa cung cấp các hướng dẫn chi tiết về nhận biết, cách xử lý và hướng dẫn bảo quản gạo bị mốc tại nhà. Hy vọng khi áp dụng các phương pháp này, bạn sẽ giữ nguyên được chất lượng gạo thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bữa cơm gia đình.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở cung cấp gạo chất lượng để sử dụng thì hãy liên hệ ngay với Chợ Gạo Miền Tây để nhận tư vấn chi tiết. Các loại gạo do Chợ Gạo Miền Tây cung cấp đảm bảo tiêu chí về an toàn thực phẩm, không lo vấn đề mốc hoặc mối mọt.

CHỢ GẠO MIỀN TÂY

  • Nhà máy 1 – 2: Quốc Lộ 50, Xã Yên Luông, Huyện Gò Công Tây, Tỉnh Tiền Giang.
  • Trụ sở giao dịch: Lầu 10, Tòa nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
  • Hotline: 028.665.999.27 – 0907.282.012
  • Email: info@gaovinhhien.vngaovinhhien@gmail.com

Tư vấn dịch vụ và mở đại lý

  • Giá tại nhà máy
  • Hỗ trợ tập kết, khuân vác hàng hoá
  • Gọi ngay
    Hotline: 028.66599927
  • Gửi qua
    Email: info@gaovinhhien.vn
  • Đến trực tiếp
    Địa chỉ: Lầu 10, Toà nhà Beautiful Saigon, Số 2 Nguyễn Khắc Viện, Tân Phú, Quận 7