Gạo Lứt là loại gạo có khá nhiều chất dinh dưỡng, chính vì vậy sẽ thu hút khá nhiều côn trùng, mọt mối và vi khuẩn nấm mốc. Để tránh làm giảm ảnh hưởng đến giá trị dinh duongwxvaf hương vị của gạo Lứt, Chợ Gạo Miền Tây sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản cơm gạo Lứt đúng cách.
Nội dung bài viết
1. Tại sao phải bảo quản gạo lứt đúng cách
Gạo lứt cũng giống như các loại gạo khác, nếu không bảo quản đúng cách và cẩn thận sẽ gây ra tình trạng mốc mối mọt. Đây là những lý do khiến việc bảo quản gạo lứt đúng cách vô cùng quan trọng:
- Giữ nguyên giá trị dinh dưỡng: Gạo lứt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho cơ thể. Việc bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của gạo, đảm bảo bạn nhận được đầy đủ lợi ích sức khỏe khi sử dụng.
- Kéo dài thời hạn sử dụng: Gạo lứt dễ bị hư hỏng hơn gạo trắng do hàm lượng dầu cao hơn. Bảo quản đúng cách sẽ giúp kéo dài thời hạn sử dụng của gạo, tránh lãng phí thực phẩm.
- Ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn: Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Bảo quản gạo lứt đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ này, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tránh côn trùng xâm nhập: Côn trùng, đặc biệt là mọt, rất thích tấn công gạo lứt. Bảo quản đúng cách sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng, bảo vệ chất lượng gạo.
- Giữ hương vị thơm ngon: Gạo lứt có hương vị thơm ngon đặc trưng. Bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ nguyên hương vị này, mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho bạn.
Xem thêm:
- Gạo lứt huyết rồng là gì? Tác dụng của gạo lứt huyết rồng
- Gạo lứt giá sỉ tại TP.HCM
- Cách phân biệt cám gạo nguyên chất
2. Gạo lứt có thể bảo quản được bao lâu?
Gạo lứt có thể bảo quản được bao lâu? Gạo lứt có thể bảo quản được trong vòng khoảng 1 – 2 năm. Nếu đã nấu chín, hãy bảo quản trong tủ lạnh, thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 4-6 ngày.
Gạo lứt có thể được lưu trữ trong một thời gian khá dài nếu bạn biết bảo quản đúng cách. Sau khi mua gạo lứt, bạn có thể lưu trữ ở nơi khô ráo, mát mẻ và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
Bạn nên lưu trữ gạo lứt trong một nơi khô ráo, mát mẻ và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí. Nếu được lưu trữ đúng cách, gạo lứt có thể được sử dụng trong vòng khoảng 1 – 2 năm.
Xem thêm:
- Cách nấu cơm gạo lứt đúng chuẩn
- Cách nấu gạo lứt Huyết Rồng chuẩn chỉnh thơm ngon
- Cách bảo quản gạo được lâu
3. Các cách bảo quản gạo Lứt đúng chuẩn:
3.1. Bảo quản gạo lứt trong tủ lạnh
Gạo lứt có khả năng hút ẩm khá cao. Do đó, cách bảo quản gạo lứt trong tủ lạnh được khá nhiều người áp dụng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản cho biết, cách cho gạo Lứt vào ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ khoảng 4 đến 5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo có thể tiêu diệt cũng như ngăn chặn không cho mốt mọt đẻ trứng cũng như sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, cách bảo quản gạo lứt này chỉ sử dụng với một số lượng gạo ít vì kích thước tủ lạnh có hạn.
Lưu ý: Tránh để gạo ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp, ánh nắng và độ ẩm làm giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo.
Xem thêm:
- Gạo huyết rồng là gì? Món quà quý giá cho sức khỏe
- Giá gạo lứt 1kg bao nhiêu tiền? Địa chỉ mua gạo lứt uy tín
3.2. Bảo quản gạo lứt trong túi kín
Khi mua gạo lứt về, bạn nên đựng trong túi kín tránh không khí và hơi ẩm lọt vào gây ảnh hưởng chất lượng gạo.
Tốt nhất nên cho gạo vào túi ni lông kín, khô nhằm giảm thiểu khả năng tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi và phát triển.
3.3. Chọn vật dụng phù hợp để chứa gạo
Có nhiều vật dụng bảo quản gạo lứt khác nhau. Bạn có thể chọn loại dụng cụ phù hợp với kích thước và nhu cầu sử dụng của mình.
Bạn cần lưu ý gạo không chịu được ẩm do đó bạn nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín.
3.4. Bảo quản bằng hộp đựng gạo chuyên dụng
Sử dụng thùng đựng gạo chuyên dụng giúp bạn tiết kiệm được không gian bếp cũng như thời gian thực hiện. Hơn nữa, cách bảo quản gạo lứt này còn có thể giúp bạn đong đếm được lượng gạo còn, và lượng gạo cần thiết cho mỗi lần sử dụng.
Bạn nên chọn thùng đựng phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Việc này giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí cũng như diện tích bếp.
Lưu ý: Thùng đựng gạo chính là nơi trú ẩn lý tưởng của mọt gạo. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh thùng đựng gạo, phơi khô sạch sẽ trước khi bỏ gạo vào lại thùng, tránh nơi ẩm thấp và gần các lò vi sóng hay lò nướng.
3.5. Bảo quản gạo lứt bằng tỏi
Tỏi không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngăn ngừa mối mọt tấn công gạo lứt. Vì thế, tỏi lọt top các cách bảo quản gạo lứt tiện lợi nhất, ngoài ra tỏi còn giúp cho chất lượng gạo được giữ nguyên như ban đầu một cách tối đa.
Cách làm như sau: Cho gạo vào thùng nhựa hoặc hộp có nắp, sau đó cho vài tép tỏi đã bóc vỏ lên trên thùng gạo. Số lượng tỏi cho vào nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng gạo mà bạn cần bảo quản. Sau đó khi đã bỏ tỏi lên trên bạn đậy kín nắp lại là được.
3.6. Bảo quản gạo lứt bằng muối
Muối không chỉ được dùng để nêm nếm thức ăn mà còn là nỗi sợ hãi của lũ mối, mọt. Khi chúng ăn gạo mà ăn phải muối mặn thì sẽ sợ và bỏ đi ngay lập tức. Vì vậy muối cũng là một trong những cách bảo quản gạo lứt an toàn.
Cách làm như sau: Cho gạo vào thùng, sau đó rắc một chút muối vào với gạo. Tuy nhiên, không nên rắc quá nhiều vì như vậy sẽ là gạo dễ bị mặn và có thể gây ẩm ướt.
4. Cách bảo quản cơm gạo lứt đã nấu
Dụng cụ bảo quản cơm gạo lứt: Gạo lứt, nước, giấy nến, giấy bạc, hộp nhựa đựng thực phẩm
Cách bảo quản cơm gạo lứt:
- Bước 1: Nấu cơm gạo lứt: Đo lượng gạo lứt bạn muốn nấu, vo sạch và ngâm trong nước ấm khoảng 45 phút. Bước này giúp cho gạo lứt mềm và ngon hơn. Thêm nước theo tỷ lệ 2:1 và nấu trong nồi cơm điện. Sau khi cơm chín, đảo đều cơm và đợi thêm 10-15 phút để cơm gạo lứt chín mềm và nở đều.
- Bước 2: Chia nhỏ gạo lứt theo khẩu phần ăn: Cơm gạo lứt sau khi nấu xong để nguội, chia thành từng phần riêng. Dùng chén để dễ dàng chia theo khẩu phần ăn hằng ngày. Sau đó, bạn múc cơm đặt lên giấy nến và cẩn thận bọc lại cho kín. Cuối cùng, phủ một lớp giấy bạc lên.
- Bước 3: Dán nhãn cho gạo lứt và để vào tủ cấp đông: Dùng nhãn dán ngày, tháng, năm để nhớ cơm gạo lứt được nấu vào ngày hôm đó. Tất cả những gì bạn phải làm là bảo quản cơm đã được chia nhỏ theo tuần trong ngăn mát tủ lạnh. Cách bảo quản cơm gạo lứt trong tuần thì tốt nhất nên trữ trong ngăn đông. Khi dùng đến, bạn chỉ cần di chuyển xuống ngăn mát để rã bớt hơi lạnh là được.
- Bước 4: Hâm nóng cơm gạo lứt khi sử dụng: Khi ăn cơm gạo lứt, chỉ cần bỏ lớp giấy bạc và để nguyên giấy nến rồi cho vào lò vi sóng quay 2-3 phút. Cơm sẽ vẫn dẻo ngon như mới được nấu chín.
5. Lưu ý điều gì khi bảo quản cơm gạo lứt
Cách bảo quản cơm gạo lứt được lâu sau khi nấu chín, không nên đậy nồi cơm kín mà nên dùng rá để duy trì không khí, không để cơm trong tủ. Nếu không ăn hết gạo lứt, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần.
Nếu bạn muốn để được lâu hơn, hãy chia thành nhiều phần nhỏ và bảo quản trong hộp kín rồi bỏ trong ngăn đông tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần hâm nóng bằng lò vi sóng là được.
Điều quan trọng là không nên để gạo lứt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp vì chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng trong gạo sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố tự nhiên như độ ẩm và nắng.
6. Mua gạo lứt chất lượng cao tại Chợ Gạo Miền Tây
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạo giả, bao gồm cả gạo lứt đen (nhuộm màu) và gạo lứt đỏ kém chất lượng. Để nhận biết, bạn có thể vo gạo và phơi nắng. Nếu gạo lứt bị đổi màu thì bạn đã mua phải hàng giả hoặc bị pha trộn. Gạo lứt ngon thông thường có màu tươi, sáng, hoàn toàn khô ráo.
Xem nhanh: Bảng giá sỉ các loại gạo hôm nay
Thông thường, gạo lứt không cần qua quá trình xay giã nên vẫn giữ được phần lớn hàm lượng giá trị dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch… Tuy vậy, việc lựa chọn mua gạo lứt ở các đơn vị cung cấp gạo uy tín như Chợ Gạo Miền Tây là vô cùng quan trọng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết cách bảo quản cơm gạo lứt đúng chuẩn để bữa cơm gia đình luôn thơm ngon. Nếu có nhu cầu sử dụng gạo lứt, đừng ngần ngại liên hệ Chợ Gạo Miền Tây nhé!